Rừng trong phố - Có rừng không dễ, quản lý còn khó hơn

Để gây dựng được rừng ở trung tâm Hà Nội là điều không hề dễ. Nhưng làm sao quản lý, tu bổ, vận hành, khai thác hiệu quả và phát triển để không rơi vào cảnh "cha chung không ai khóc" còn khó gấp trăm lần.

SỐ VỤ VI PHẠM GIẢM

Xác định công tác QHXD là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về sử dụng đất đô thị, làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đô thị, quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị cũng như đảm bảo tính pháp lý trong việc cấp giấy phép xây dựng và giám sát kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý TTXD, đồng thời là cơ sở để xây dựng thành phố trở thành đô thị loại I, TP. Bạc Liêu đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm về công tác quản lý QHXD.

Thực hiện Quyết định 10 của UBND tỉnh về ban hành quy định quản lý TTXD trên địa bàn, các phòng, ban, ngành và UBND các phường, xã của thành phố đã tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra, phối hợp trong quản lý về TTXD, đất đai trên địa bàn thành phố. Theo đó trong năm 2023, được sự hỗ trợ của Thanh tra Sở Xây dựng, Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố, Tổ Quản lý đô thị phường phối hợp kiểm tra đã phát hiện 16 trường hợp vi phạm về TTXD và vi phạm về lĩnh vực đất đai (giảm 7 trường hợp so với năm 2022).

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về TTXD trên địa bàn thành phố năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực. Phần lớn các công trình vi phạm được phát hiện, xử lý kịp thời, công tác phối hợp giữa các phòng, ban, ngành và UBND các phường, xã chặt chẽ hơn, nhanh hơn. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn được thực hiện nhiều hơn trước.

Riêng công tác quản lý TTXD và quản lý đất đai tại các khu dân cư, khu đô thị thời gian qua luôn được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường nơi có các dự án khu dân cư, khu đô thị mới triển khai thực hiện tốt. Nhất là công tác tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân và người dân biết để thực hiện đầu tư xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ theo đúng quy định. Bên cạnh đó, công tác giám sát hoạt động thi công xây dựng của các chủ đầu tư, các hộ dân đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc được duyệt... Tính từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn thành phố chưa phát hiện và xử lý trường hợp vi phạm TTXD nào tại các dự án khu dân cư và khu đô thị mới.

Xây dựng công trình đúng quy hoạch và có phép xây dựng trên địa bàn TP. Bạc Liêu. Ảnh: K.T

VẪN CÒN NHIỀU VƯỚNG MẮC

Công tác quản lý QHXD và TTXD tuy được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc. Trước hết là về chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm gồm: chi phí thuê đơn vị tư vấn lập phương án, giải pháp phá dỡ (chi phí này phải thực hiện trước khi tổ chức cưỡng chế phá dỡ); chi phí thuê đơn vị tháo dỡ; chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế như: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế; chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản... Theo quy định thì chi phí này do người vi phạm phải chi trả. Tuy nhiên, thời gian qua UBND thành phố đã tổ chức cưỡng chế nhưng chưa thu được số tiền liên quan đến việc cưỡng chế của cá nhân vi phạm. Lý do, đa phần đối tượng bị cưỡng chế có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm ổn định, hoặc bỏ địa phương đi làm ăn xa...

Mặt khác, để xử lý các công trình xây dựng theo đúng quy trình thủ tục về xử lý vi phạm hành chính, đối với các trường hợp đã ra quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả cũng gặp khó. Việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm cần tuân theo trình tự thủ tục như: lập phương án cưỡng chế phá dỡ, thẩm định phương án phá dỡ, trình phê duyệt phương án phá dỡ và ban hành Quyết định phê duyệt phương án… (Theo khoản 44, Điều 1 Luật Xây dựng năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội; khoản 3, Điều 42 Nghị định 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bạc Liêu chưa có quy trình để các đơn vị được giao nhiệm vụ làm cơ sở căn cứ thực hiện tổ chức cưỡng chế phá dỡ đối với công trình vi phạm TTXD. Đã qua, việc lập phương án, thẩm định phương án cưỡng chế phá dỡ chỉ đơn thuần căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được nêu trên nhưng vẫn chưa được cụ thể. Đồng thời, hệ thống biểu mẫu được ban hành kèm theo Nghị định 118/2021 của Chính phủ, không có biểu mẫu “quyết định phê duyệt phương án cưỡng chế phá dỡ”. Vì vậy, để đảm bảo cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc thực hiện, tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm được diễn ra đúng trình tự, quy định của pháp luật thì sự cần thiết về xây dựng một quy trình “về lập phương án, thẩm định phương án cưỡng chế phá dỡ và phê duyệt phương án cưỡng chế phá dỡ” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là hết sức cấp bách và cần thiết…

Một khó khăn nữa là, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng có những khu chưa đồng nhất; quy hoạch chi tiết về xây dựng chưa được phủ kín trên địa bàn thành phố nên gây khó cho công tác quản lý. Hay như việc chậm triển khai thực hiện các quy định về tách thửa đất và các dự án trên địa bàn cũng gây trở ngại cho việc chuyển mục đích sử dụng đất ở đô thị, hạn chế các quyền của người sử dụng đất…

NGUYỄN THANH