Giám đốc Kinh doanh Dat Xanh Services: Hiện nay, một số công ty môi giới BĐS có thể còn sếp nhưng không còn nhân viên

Khi thị trường bất động sản thiếu hụt nguồn cung, lượng khách mua khan hiếm đã ảnh hưởng đến nhiều sàn bất động sản và nhân viên môi giới.

Công ty còn, sếp còn nhưng nhân viên không còn

Tại một sự kiện diễn ra mới đây, Giám đốc Kinh doanh Dat Xanh Services - bà Trịnh Thị Kim Liên cho biết, tính từ 6 tháng cuối năm ngoái đến 6 tháng đầu năm nay - tức là tròn một năm kể từ ngày bất động sản rơi vào khó khăn thì một số công ty môi giới thực sự đã bị bỏ lại phía sau, hiện tại có thể còn sếp, còn chủ nhưng không còn nhân viên. Một số công ty vẫn đang tiếp tục gồng với số lượng nhân sự tối thiểu để có thể duy trì. Tuy nhiên, vẫn có một số công ty nổi lên như một hiện tượng. Họ cũng xác định còn lực, còn vốn cho nên tiến hành đẩy mạnh tuyển dụng và triển khai kinh doanh, tranh thủ cơ hội để chiếm lĩnh thị phần”. 

Và theo thống kê của nhóm chuyên gia từ Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Đất Xanh Services (DXS - FERI) cho biết, đến cuối tháng 6/2023, số lượng môi giới ở trên thị trường đã giảm từ 60 - 70% so với thời điểm cuối năm 2022. Thị trường thiếu người bán hàng nghiêm trọng khi mà tỷ lệ môi giới bất động sản chuyển sang nghề khác vẫn đang ở mức cao. 

Xét về quy mô lao động, có trên 95% doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp bộ máy và có 50% số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản phải giảm quy mô lao động trên 20% so với quý 2/2022. Ảnh minh họa

Bà Liên cho biết: “Ngay ở thời điểm này, khi mà chúng tôi khảo sát thì vẫn còn 10% môi giới sẵn sàng rời ngành ở trong năm nay, 19% người được hỏi trả lời rằng hoạt động nghề môi giới bất động sản song song với việc tìm hiểu công việc khác để có thể ổn định cuộc sống. Còn đối với nhóm nhân viên môi giới đã nghỉ việc, chuyển ngành thì ở trong một khảo sát về ý định sẽ quay trở lại làm việc ở trong ngành chỉ có 36% trở lại khi mà thị trường phục hồi và đến 52% người được hỏi có câu trả lời rằng chưa có ý định sẽ quay trở lại ngành bất động sản ở trong năm 2023. Dự báo đến thời điểm cuối năm 2023, số lượng môi giới còn lại tối đa từ 20 - 30% so với thời điểm cuối năm 2022”. 

Trên thực tế, Viện trưởng DXS - FERI, ông Phạm Anh Khôi cho biết, việc các chủ đầu tư tìm môi giới để có thể hỗ trợ ra hàng ở trong giai đoạn hiện nay cũng khó khăn như tìm người mua. 

Ông Khôi nói rằng: “Cách đây khoảng hai năm, khi mà chủ đầu tư có dự án bán hàng chỉ cần gửi email sẽ có ngay 5 đơn vị môi giới tham gia tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, con số này chỉ còn 2 - 3 đơn vị. Từ giờ đến cuối năm, các chủ đầu tư rất khó khăn trong việc tìm kiếm và chọn lựa đơn vị môi giới hỗ trợ để ra hàng”. 

Vị này cũng nói thêm, vị thế của chủ đầu tư cùng với đơn vị môi giới đến thời điểm hiện tại đã có sự thay đổi. Khách hàng và thậm chí là môi giới hiện tại có thể mạnh hơn rất nhiều so với chủ đầu tư cách đây hai năm. 

Ông Khôi nhấn mạnh: “Chủ đầu tư bây giờ phải cam kết thanh toán hoa hồng tốt cũng như nhanh cho môi giới, sẽ rất khó có được tình trạng chủ đầu tư không thanh toán hoặc thanh toán chậm. Trước đây, có những đơn vị đã phải chờ từ 2 - 3 năm mới được chủ đầu tư thanh toán hoa hồng. Những yêu cầu về ký quỹ cũng đã giảm đi rất nhiều, thậm chí có nhiều chủ đầu tư lớn không yêu cầu đơn vị môi giới đặt cọc ký quỹ đối với một số đơn vị lớn. Hiện nay, khách hàng chỉ cần đặt cọc giữ chỗ 30 triệu đồng/sản phẩm để mua sản phẩm mới thay vì thông thường là từ 50 - 100 triệu đồng/sản phẩm. Trước đây, đơn vị môi giới đã phải ứng tiền chi phí marketing trước, tuy nhiên hiện tại chủ đầu tư ứng tiền cho đơn vị môi giới chạy marketing. Đây chính là sự thay đổi khá là thú vị trong thời gian qua cũng như trong thời gian sắp tới”. 

Mặc dù vậy ông Khôi cũng cho rằng, kể cả khi thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu tích cực thì chưa chắc có nhiều môi giới bỏ nghề sẽ quay lại thị trường. Và theo lý giải của vị này, năm 2020 môi giới tham gia thị trường rất đông bởi thị trường khi đó nóng sốt, song song với đó là ở những ngành nghề khác như du lịch có rất nhiều người mất việc làm và lượng lao động mất việc đó tham gia vào thị trường bất động sản. 

Ông Khôi chia sẻ thêm: “Đến thời điểm hiện tại, khi những ngành nghề khác đã hồi phục trở lại thì tôi nghĩ không phải là tất cả mọi người đều có nhu cầu quay trở lại làm môi giới bất động sản. Sau mỗi đợt sàng lọc, số lượng môi giới ngày càng ít đi chứ không còn nhiều. Và lý do các môi giới sẽ chuyên nghiệp hơn và họ sẽ gắn bó với nghề được lâu dài hơn. Bản thân tôi không nghĩ có quá nhiều môi giới quay trở lại thị trường. Những môi giới nào có đạo đức nghề nghiệp và phục vụ khách hàng tốt thì mới có thể tiếp tục tồn tại được ở thị trường này”. 

Trong một báo cáo vừa công bố của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 90% doanh nghiệp môi giới là hội viên của VARS ghi nhận được doanh thu quý 1/2023 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa

VARS: Nếu thị trường còn khó khăn thì chỉ có 23% doanh nghiệp duy trì hoạt động được hết qúy 3/2023

Và trong một báo cáo vừa công bố của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 90% doanh nghiệp môi giới là hội viên của VARS ghi nhận được doanh thu quý 1/2023 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, ghi nhận có 39% doanh nghiệp có doanh thu quý 1 sụt giảm từ 20 - 50% và 61% doanh nghiệp tụt giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2022. Cũng có trường hợp một số doanh nghiệp quy mô dưới 100 nhân viên có mức giảm doanh thu từ 70 - 80% bởi thị trường vẫn gặp khó khăn về dòng tiền, điều kiện cho vay đã bị siết chặt và sức mua chưa được cải thiện,...

Xét về quy mô lao động, có trên 95% doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp bộ máy và có 50% số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản phải giảm quy mô lao động trên 20% so với quý 2/2022. Có một số doanh nghiệp có quy mô dưới 50 nhân viên thậm chí còn chấm dứt hợp đồng với hơn 90% người lao động và gần như ngừng hoạt động kinh doanh, chỉ giữ lại những vị trí quản trị trọng yếu. 

Cũng có những trường hợp dừng ký hợp đồng tạm thời trong thời gian từ 3 - 6 tháng, cho thôi việc hoặc là chuyển sang chế độ không lương, cộng tác viên, cắt giảm lương tùy vào cấp bậc,... bởi vì không có nguồn lực để cầm cự. Và riêng trong thời gian 5 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp môi giới bất động sản đã tiếp tục sa thải thêm 10 - 20% nhân sự so với thời điểm cuối năm 2022. 

Còn về quỹ lương, ghi nhận có đến 40% doanh nghiệp môi giới được khảo sát cho biết, họ bắt buộc phải cắt giảm lương nhân sự từ 10 - 20%. Có hơn 44% số doanh nghiệp được khảo sát phải tiến hành thực hiện biện pháp cắt giảm quy mô nhân sự để không phải cắt giảm lương của những người ở lại. 

VARS dự báo rằng: “Nếu như tình hình của thị trường vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn thì chỉ có 23% doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động được hết qúy 3/2023, 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm 2023”. 

Giám đốc Kinh doanh Dat Xanh Services - bà Trịnh Thị Kim Liên nói về tình hình của các doanh nghiệp môi giới bất động sản thời gian qua rằng: “Một số công ty môi giới bất động sản hiện giờ có thể còn sếp nhưng không
Giám đốc Kinh doanh Dat Xanh Services - bà Trịnh Thị Kim Liên nhận định: “Một số công ty môi giới bất động sản hiện giờ có thể còn sếp nhưng không còn nhân viên”

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, nếu như không tìm được lối thoát kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của hàng loạt các đối tượng, từ doanh nghiệp đầu tư cho đến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản, môi giới bất động sản. 

Để không phá sản thì các chuyên gia nhận định, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm kiếm khách hàng, nhà đầu tư hoặc liên hệ qua các đơn vị môi giới chuyên nghiệp để có thể hỗ trợ kết nối với những đối tượng có nhu cầu hợp tác đầu tư hay mua lại dự án. 

Song song với đó, doanh nghiệp cũng cần đưa lên bàn cân giữa việc giảm kỳ vọng xuống để giảm gánh nặng về chi phí, mang dòng tiền về tái thiết lập bộ máy. Đồng thời cũng thực hiện dự án khả thi với việc tiếp tục ôm dự án, gồng gánh chi phí, sa lầy trong số lãi đang ngày càng gia tăng, đối mặt với nguy cơ chết chìm ở trên đống tài sản. 

Để cho dòng vốn ngoại tiếp tục chảy mạnh và trở thành cú hích cho thị trường, cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục cải thiện khung pháp lý, các chính sách khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư ở thị trường Việt Nam. Cùng với đó, Nhà nước cần tiếp tục có những giải pháp nhằm tháo gỡ triệt để những khó khăn, vướng mắc pháp lý cho các dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, ưu tiên các dự án cấp thiết và phù hợp với nhu cầu của thị trường,...