Apple đề nghị đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia nhưng vẫn chưa nhận được sự hài lòng

Apple đã phản ứng lại lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia bằng cách tăng gấp 10 lần khoản đầu tư sản xuất tại quốc gia này, từ 10 triệu USD lên 100 triệu USD. Tuy nhiên, những thông tin mới nhất cho thấy, dường như chính phủ Indonesia vẫn chưa hài lòng về mức này, họ kỳ vọng con số nhiều hơn so với Apple đưa ra.

Indonesia đã áp dụng thành công chiến lược mà Ấn Độ đã từng triển khai: Yêu cầu Apple phải chuyển một số hoạt động sản xuất sang nước này để được phép bán sản phẩm tại đây.

Trong trường hợp của Ấn Độ, Apple không được phép mở các cửa hàng bán lẻ trực tuyến và store thực tế cho tới khi thành lập các hoạt động lắp ráp iPhone đáng kể tại đó. Apple đã đồng ý với những yêu cầu của chính phủ khiến cho Ấn Độ từng bước trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai của công ty, sau Trung Quốc.

apple-1732322329.jpg

iPhone 16 đã bị cấm bán tại Indonesia từ ngày 28/10/2024.

Tại Indonesia, chính phủ nước này đã cảnh báo Apple vào ngày 11/10/2024 rằng công ty có thể đối mặt lệnh cấm bán iPhone 16 và đã thực hiện điều này từ ngày 28/10. Đến ngày 5/10 vừa qua, Apple đã thỏa hiệp, đưa ra đề xuất đầu tư khoảng 10 triệu USD, tuy nhiên bị từ chối.

Tiếp đó, ngày 19/11, hãng tiếp tục nâng mức đầu tư lên tương đương 109 triệu USD vào các học viện phát triển tại quốc gia này, đồng thời đầu tư 10 triệu USD vào sản xuất trong 2 năm tới. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa làm hài lòng chính phủ nước sở tại.

Theo người phát ngôn Bộ Công nghiệp Indonesia là Febri Hendri Arif thì: “Theo quan điểm của chính phủ, tất nhiên, chúng tôi muốn khoản đầu tư này lớn hơn”. Ông nhấn mạnh rằng khoản đầu tư lớn hơn sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành sản xuất tỏng nước của Indonesia, giúp quốc gia này trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple. Sự hiện diện của ngành này tại đây sẽ tác động tích cực đến việc tạo việc làm cho địa phương.

Ông Arif cũng tuyên bố rằng ngành công nghiệp trong nước của Indonesia có khả năng đáp ứng nhu cầu của Apple về các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như bộ sạc và phụ kiện.

“Mặc dù chúng tôi chưa thể sản xuất chất bán dẫn, nhưng nếu Apple yêu cầu, họ có thể có linh kiện từ các nhà cung cấp trong nước. Tất nhiên, chúng tôi muốn hỗ trợ điều này. Nó sẽ tạo ra hiệu ứng nhân lên, đặc biệt là về mặt hấp thụ lao động tại Indonesia”, ông Arif nhấn mạnh.

apple-1732322148.jpg
Người dân mua sắm tại một cửa hàng Apple tại Indonesia.

Chính phủ Indonesia cũng đã mời Apple thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển cho công nghiệp 4.0, tập truung vào phát triển trí tuệ nhân tạo.

Hi vọng của chính  phủ Indonesia về việc tăng cường đầu tư từ Apple dựa trên một số yếu tố, bao gồm phát triển công nghiệp, thành phần bán hàng, tiến bộ công nghệ cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp điện thoại di động, máy tính cầm tya và máy tính bảng…

Đáng lưu ý, đây không phải lần đầu tiên Apple phải đảm bảo các khoản đầu tư vào Indonesia để có quyền bán iPhone tại đây. Năm 2016, “Nhà Táo” cũng đã phải cam kết đầu tư 44 triệu USD vào và nghiên cứu và phát triển (R&D) để được quyền bán iPhone 7 tại nước này trong 3 năm.

Indonesia là thị trường cực kỳ quan trọng với Apple vì đây là quốc gia đông dân top đầu thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ…