Số lượng đơn đặt hàng này đã phá vỡ kỷ lục trước đó là 2.500 đơn cho mẫu xe bay có thể cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng, chạy điện tương lai có tên Alef Model A.
Số đơn đặt hàng “khủng” cho thấy sự quan tâm lớn của người tiêu dùng toàn cầu đối với các phương tiện di chuyển tiềm năng trong tương lai. Đặc biệt tại những quốc gia mà nỗi ám ảnh mang tên tắc đường vẫn chưa thực sự có giải pháp hiệu quả khắc phục. Những chiếc xe “lai” giữa máy bay và ô tô -một thời chỉ tồn tại trong các câu chuyện và các bộ phim khoa học viễn tưởng đang từng bước trở thành hiện thực.
Để đặt trước chiếc xe bay này, khách hàng chỉ phải truy cập website của công ty và cọc 150 USD cho mỗi xe. Khách hàng cũng có thể rút tiền đặt cọc bất kỳ khi nào nếu không còn nhu cầu nữa.
Mẫu xe bay 2 chỗ ngồi đầu tiên của Alef Model A đang có dự tính giá khoảng 300.000. Vì vậy, với 2.850 đơn hàng đặt trước, tương đương mức dự tính thu về khoảng 850 triệu USD, khiến chiếc ô tô bay này trở thành chiếc máy bay cá nhân bán chạy nhất trong lịch sử, hơn cả Boeing, Airbus, Joby Aviation và hầu hết các phương tiện cất và hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL) kết hợp lại.
Xe có giá ước tính khoảng 300.000 USD – cao hơn nhiều chiếc ô tô đầu bảng trên thị trường.Tuy nhiên, đại diện của công ty vẫn cho rằng còn khá rẻ cho một phương tiện bay cá nhân và mức giá cao hơn là cần thiết.
Alef cũng đang nghiên cứu một mẫu sedan dành cho 4 người mang tên Model Z, dự kiến ra mắt năm 2035 với mức giá 35.000 USD, tuy nhiên nó không phải là xe bay mà chỉ là một mẫu xe điện thuần túy.
Alef là công ty khởi nghiệp đang nỗ lực biến giấc mơ ô tô bay trở thành hiện thực. Nhiều doanh nghiệp khác trên toàn cầu cũng đang nỗ lực để phát triển những mẫu xe tương tự, thậm chí taxi bay cho riêng mình như Lilium của Đức, SKTelecom của HÀn Quốc… Tuy nhiên, hầu như chưa công ty nào thực sự thoát khỏi cái bóng của một chiếc máy bay phản lực cỡ nhỏ.
Alef là một công ty khởi nghiệp có sự hậu thuẫn ban đầu từ công ty thám hiểm không gian Space X của Elonmusk, vì vậy, sản phẩm của họ cũng độc đáo và lạ không kém phần những sản phẩm khác có liên quan đến tỷ phú công nghệ Mỹ này.
Trước đó, Alef cũng đã trình diễn mẫu xe bay đầu tiên của mình tại triển lãm Mobile World Congress dưới dạng phiên bản 1/2, kích thước như một chiếc ô tô bình thường với lớp vỏ lưới bảo vệ các cánh quạt bên trong, cho phép không khí lưu thông dễ dàng.
Giám đốc điều hành của công ty, ông Dukhovny cho biết, sản phẩm của mình là “chiếc ô tô bay đầu tiên trong lịch sử”, bởi lẽ thay vì những thiết kế khổng lồ giống như máy bay không người lái mà chúng ta từng thấy trên những chiếc xe của Lilium và Joby Aviation, chiếc của Alef trông giống một chiếc ô tô thực sự.
“Với chúng tôi, một chiếc ô tô bay trước hết phải là một chiếc ô tô thực sự, người dùng có thể lái, đỗ xe, quan sát mọi thứ theo cách thông thường. Chỉ khác là nó có thể cất cánh, bay và hạ cánh theo phương thẳng đứng khi cần”, CEO công ty cho biết. Theo đó, chiếc ô tô bay được thiết kế để chạy trên đường thông thường nhưng cũng có thể bay trên bầu trời một cách dễ dàng.
Để di chuyển trên đường, nó sử dụng 4 động cơ cỡ nhỏ ở mỗi bánh và vận hành như một chiếc ô tô thông thường. Để bay, nó có tới 8 cánh quạt ở phía trước và phía sau xe, quay độc lập với các tốc độ khác nhau để cho phép nó có thể bay theo bất kỳ hướng nào.
Alef Model A có tốc độ khoảng 177km/giờ khi hoạt động trên không, trong khi đó vận tốc chạy trên đường thường chỉ khoảng 40 đến 56km/giờ.
Alef Model A chỉ nặng khoảng 385kg, là một phương tiện siêu nhẹ so với những gì mà nó hứa hẹn sẽ cung cấp đến cho người dùng. Theo công ty, trọng lượng này sẽ giúp nó vượt qua những tiêu chuẩn quan trọng theo quy định để có thể được “bật đèn xanh” cho chuyến bay đầu tiên vào năm 2025.
Năm ngoái, cơ quan hàng không Mỹ đã cấp phép cho Alef giấy chứng nhận đủ điều kiện bay đặc biệt, cho phép thực hiện các mục đích hạn chế gồm triển lãm, nghiên cứu và phát triển ô tô bay. Tuy nhiên, Alef vẫn cần được chấp thuận thêm để có thể mở đường cho các chuyến bay tiêu dùng thời gian tới.
Mặc dù số lượng đặt hàng cao kỷ lục, tuy nhiên đại diện của công ty vẫn phải thừa nhận, khó có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng ngay lập tức. Công ty sẽ triển khai sản xuất theo kiểu chậm mà chắc.
Link nội dung: https://dothi.reatimes.vn/don-dat-hang-ky-luc-cho-o-to-bay-tuong-lai-di-chuyen-xanh-cho-cac-thanh-pho-lon-1482.html