Theo đó, UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự án cầu Tứ Liên và dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc là hai dự án trọng điểm đã có quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ từ nhiều năm trước, tuy nhiên do gặp có khăn về hình thức huy động vốn nên đến nay các dự án này mới dừng ở việc nghiên cứu phương án đầu tư.
Phối cảnh cầu Tứ Liên được xây dựng theo hình thức dây văng. |
Để sớm triển khai dự án trong thời gian tới, vừa qua UBND thành phố đã giao cho Sở GTVT phối hợp với Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinoconex) hợp tác nghiên cứu đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố trong đó có hai dự án này. Hiện hai bên đã ký kết bản ghi nhớ.
Với dự án cầu Tứ Liên, theo biên bản ghi nhớ, công trình bao gồm đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 20.000 tỷ đồng. Tổng chiều dài tuyến khoảng 11,5km từ nút giao Nghi Tàm (quận Tây Hồ) đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên); xây dựng cầu Tứ Liên với chiều dài 2,924km, trong đó cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ...
Theo đại diện UBND thành phố Hà Nội, phương án nghiên cứu đầu tư trước đây, cả hai dự án đều có đề xuất huy động vốn theo hình thức PPP, hợp đồng BT. Tuy nhiên, sau khi Luật PPP ra đời, hình thức đầu tư BT không còn nên hiện thành phố đang tìm phương thức đầu tư nguồn vốn cho 2 dự án. Đây là 2 dự án thuộc danh mục và mức đầu tư nhóm A, do vậy chủ trương đầu tư và hình thức huy động vốn cần phải báo cáo Quốc hội. UBND thành phố đang giao các sở ban ngành hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án để trình Chính phủ xin ý kiến Quốc hội.
Link nội dung: https://dothi.reatimes.vn/ha-noi-uu-tien-trien-khai-du-an-cau-tu-lien-va-duong-sat-van-cao-hoa-lac-85000-ty-dong-1888.html