Nhà cổ 200 tuổi được chống đỡ bởi 108 cột gỗ quý hiếm lọt top "cửu đại mỹ gia" Việt Nam

Ngôi nhà cổ Ông Kiệt tại ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm với 108 cột trụ bằng gỗ quý hiếm được vận chuyển từ Campuchia.

Empty

Nổi bật giữa những vườn cây ăn trái xanh mát ở Tiền Giang, ngôi nhà cổ tọa lạc tại số 22, tổ 1, ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè là một trong những ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam, được vinh danh trong "Cửu đại mỹ gia".

Empty  
Được xây dựng từ năm 1838, ngôi nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt sở hữu diện tích rộng gần 1.000m2, với lối kiến trúc ba gian hai chái truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ. Nơi đây gây ấn tượng bởi những đường nét chạm khắc tinh xảo trên gỗ quý, những hoa văn trang trí tỉ mỉ và hệ thống mái ngói cong cong rêu phong.
Empty
Năm 2002, "Cửu đại mỹ gia" Tiền Giang đã được Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) công nhận là 1 trong 9 ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam. Sau đó, JICA đã tài trợ 1,8 tỷ đồng để hỗ trợ gia đình ông Kiệt trùng tu, tôn tạo, góp phần bảo tồn di sản văn hóa độc đáo này.
Empty

Ngoài ra, ngôi nhà cổ còn được UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận di sản văn hóa, khẳng định giá trị lịch sử và kiến trúc đặc sắc của công trình.

Empty
Nhà cổ Ông Kiệt thu hút du khách bởi vẻ đẹp bề thế và uy nghi. 108 cây cột gỗ lim, cẩm lai, giáng hương, căm xe sừng sững chống đỡ toàn bộ ngôi nhà, trải qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp cổ kính. 
Cận cảnh lối kiến trúc độc quyền Nam Bộ tại Nhà cổ Ông Kiệt 4

Nét đặc trưng của kiến trúc Nam Bộ được thể hiện rõ nét qua các hoa văn chạm khắc tinh xảo trên bộ kèo, cột, xiên và vách nhà. Những đường nét hoa văn mềm mại, uyển chuyển như những bản hòa ca tinh tế, tôn vinh vẻ đẹp của mảnh đất phương Nam trù phú.

Cận cảnh lối kiến trúc độc quyền Nam Bộ tại Nhà cổ Ông Kiệt 7
Xen kẽ giữa những họa tiết chạm trổ trên bao gỗ là những câu liễn đối được viết bằng chữ Hán uyển chuyển, thanh tao. Nội dung liễn đối thường ca ngợi đạo lý làm người, đề cao giá trị gia đình, hoặc thể hiện ước mơ về cuộc sống no đủ, bình an.
Tết đến miền Tây thăm nhà cổ được xưng tụng là 'cửu đại mỹ gia' ảnh 4

Hệ thống mái nhà được lợp bằng ngói âm dương xếp xen kẽ nhau theo kiểu "lợp võng". Đây là kiểu lợp mái truyền thống độc đáo của kiến trúc Nam Bộ, mang đến vẻ đẹp bình dị, gần gũi nhưng cũng không kém phần thanh lịch. Hệ thống mái này không chỉ có tác dụng che mưa, che nắng mà còn góp phần tạo nên sự cân đối, hài hòa cho tổng thể kiến trúc ngôi nhà.

 
 Tết đến miền Tây thăm nhà cổ được xưng tụng là 'cửu đại mỹ gia' ảnh 5
 Không gian phía trước của ngôi nhà rợp bóng cây xanh.
Tết đến miền Tây thăm nhà cổ được xưng tụng là 'cửu đại mỹ gia' ảnh 8
Toàn bộ ngôi nhà được lắp ráp, kết dính với nhau bằng hệ thống mộng gỗ mà không sử dụng bất kỳ một đinh sắt nào. Đây là minh chứng cho sự khéo léo và tinh tế của người dân Nam Bộ trong việc tận dụng vật liệu tự nhiên để xây dựng nhà cửa. Nhờ kỹ thuật độc đáo này, ngôi nhà vẫn đảm bảo sự kiên cố, vững chãi, dù trải qua bao thăng trầm của thời gian.
 Ngôi nhà cổ được mệnh danh cửu đại mỹ gia ở Tiền Giang - Ảnh 4.  
Theo lời kể của người vợ, trải qua 10 năm miệt mài, ngôi nhà gỗ khang trang với 108 trụ cột gỗ vững chãi mới được hoàn thành.
Empty  
Bộ bàn ghế cũ được vận chuyển nguyên liệu gỗ từ Campuchia. Trải qua muôn trùng cách trở, kết hợp nhiều phương thức vận chuyển đường sông, sử dụng ghe, thuyền,... mới đem gỗ về tới nhà để thuê thợ đẽo, gọt.
Empty  
Tuy ngôi nhà đã trải qua lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên chất liệu hiếm có và dáng vẻ thuở ban đầu.

Nguồn ảnh: Người quan sát, Dân việt, Tiền phong

Hoàng Ngân

Link nội dung: https://dothi.reatimes.vn/nha-co-200-tuoi-duoc-chong-do-boi-108-cot-go-quy-hiem-lot-top-cuu-dai-my-gia-viet-nam-4793.html