Chùa Lạng Côn được khởi dựng từ thời Lý - Trần hào hùng, trải qua hàng thế kỷ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính. Những dấu tích còn sót lại sau bốn lần trùng tu lớn (1683, 1802, 1925, 1997) như những trang sử ghi lại quá trình hình thành và phát triển của một di sản văn hóa quý báu.
Tòa Phật điện uy nghi sừng sững với kiến trúc độc đáo hình chữ đinh, hướng mặt về phía Tây. Công trình này được chia thành hai phần chính: tiền đường gồm 5 gian rộng lớn và hậu cung trang nghiêm với 3 gian sâu.
Từ năm 1993, ngôi chùa đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Hàng năm, vào những ngày lễ, tết, không khí tại chùa Lạng Côn lại càng trở nên nhộn nhịp với dòng người tấp nập đến dâng hương, cầu bình an và tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn.
Ngôi chùa cổ với cổng nhất môn hai tầng, tám mái đao cong là một trong những công trình kiến trúc độc đáo còn sót lại từ thời xưa. Hồ nước rộng lớn bên cạnh chùa không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử, huyền thoại về vùng đất này.
Hệ thống tượng Phật được lâu chùi, quét dọn mỗi ngày trong khuôn viên chùa Lạng Côn.
Ngay trước cửa Phật điện, du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 5 mét. Trong tư thế đứng thanh thoát, Bồ Tát tay phải nâng cao cành dương liễu, như một lời nhắn nhủ về lòng từ bi, còn tay trái nâng bình nước cam lộ, tượng trưng cho sự thanh tịnh.
Qua khỏi hồ sen, Phật điện hiện ra với kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian. Ngôi chính điện uy nghi, với 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Phía sau chùa, ba ngọn tháp cổ kính sừng sững, mỗi tháp cao 3 tầng.
Ngôi chùa cổ kính sở hữu hệ thống tượng pháp vô cùng phong phú và đa dạng: Tam Thế, tượng Ca Diếp, A Nam Đà, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Di Đà Tam Tôn, tượng Thích Ca niệm hoa, Cửu Long và Thích Ca sơ sinh, Hộ Pháp, tượng Tổ...
Những đường nét hoa văn rồng, phượng uốn lượn mềm mại trên cửa gỗ, cột kèo Phật điện như tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, thể hiện tài năng và tâm huyết của những nghệ nhân xưa.
Ngôi chùa cổ kính vẫn còn lưu giữ các tấm bia đá khắc ghi những dấu ấn lịch sử. Trong số đó có Sùng Khánh tự bi ký và Hậu Phật bi ký, lần lượt được dựng vào các năm Chính Hoà thứ 4 (1683) và Gia Long thứ nhất (1802). Bên cạnh đó, cây thạch đài trụ dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706) như nhân chứng lặng lẽ chứng kiến bao thăng trầm của thời gian.
Chuông chùa Lạng Côn đắp hệ thống chữ nổi. Tiếng chuông chùa Lạng Côn ngân nga, trầm ấm, vang vọng khắp không gian cổ kính, phá tan sự im lặng bao trùm.
Nguồn ảnh: Báo Lao động, Tạp chí Người đưa tin