ByteDance sa thải thực tập sinh vì phá hoại dự án, bác bỏ báo cáo về thiệt hại

Cuối tuần qua, thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một thực tập sinh của ByteDance bị sa thải vì phá hoại dự án AI của công ty đã thu hút rất nhiều người. Công ty đã xác nhận vụ việc, tuy nhiên bác bỏ những tuyên bố về mức độ thiệt hại do cá nhân giấu tên gây ra.

Vừa qua, một số bài đăng trên mạng xã hội cáo buộc một thực tập sinh của ByteDance đã phá hoại quá trình đào tạo mô hình bằng mã độc vì không hài lòng về việc phân bổ nguồn lực. Các bài đăng cho rằng, thực tập sinh đã làm gián đoạn quá trình đào tạo liên quan đến một cụm hơn 8.000 GPU H100 và gây ra thiệt hại hàng chục triệu USD.

Trước các thông tin được lan truyền trên mạng xã hội, ByteDance đã lên tiếng xác nhận, đã sa thải thực tập sinh này kể từ tháng 8. Công ty cho biết, người này là thực tập sinh của nhóm công nghệ quảng cáo và không có kinh nghiệm với phòng thí nghiệm AI. Hồ sơ mạng xã hội của hộ và một số báo cáo truyền thông có chứa thông tin không chính xác.

bytedance-sa-thai-thuc-tap-sinh-pha-hoai-1729504942.webp

ByteDance đã sa thải một thực tập sinh vì có hành vi phá hoại ác ý đối với việc đào tạo mô hình AI của công ty hồi tháng 8 năm nay.

Công ty khẳng định, các hoạt động thương mại trực tuyến của mình, bao gồm các mô hình AI ngôn ngữ lớn (LLM) không bị ảnh hưởng bởi hành động của thực tập sinh.

ByteDance cũng phủ nhận báo cáo về việc sự cố này gây thiệt hại hơn 10 triệu USD bằng cách phá vỡ hệ thống đào tạo AI bao gồm hàng nghìn đơn vị xử lý đồ họa (GPU) mạnh mẽ.

Ngoài việc sa thải thực tập sinh này hồi tháng 8, ByteDance cho biết đã thông báo tới trường đại học và các cơ quan trong ngành của thực tập sinh này về vụ việc.

ByteDance hiện đang là gã khổng lồ về truyền thông xã hội tại Trung Quốc và thế giới khi sở hữu nền tảng video ngắn TikTok cùng “người an hem” Douyin tại nước này. Công ty cũng được cho là đi đầu trong việc phát triển các thuật toán để thu hút người dùng. “Gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội này đang đầu tư mạnh mẽ vào AI. Công ty cũng đang sử dụng công nghệ này để hỗ trợ chatbot Doubao cũng như nhiều ứng dụng khác, bao gồm công cụ chuyển văn bản thành video có tên là Jimeng.

Chủ sở hữu TikTok đã chi rất nhiều tiền cho AI tạo sinh (GenAI) trong cuộc đua với ChatGPT của OpenAI. Mô hình có tên Doubao của họ đã trở thành ứng dụng GenAI được sử dụng nhiều nhất tại Trung Quốc, với 47 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) vào tháng 9. Đối thủ trong nước lớn nhất của họ, Ernie Bot của Baidu hoặc gần đây được đổi tên thành Wenxiaoyan, có 12 triệu MAU, trong khi Kimi của Moonshot AI có 7 triệu.

tai-nghe-nhet-tai-ola-friend-1729505649.png

ByteDance vừa ra mắt tai nghe nhét tai đầu tiên hỗ trợ AI, Ola Friend, một trong những nỗ lực đầu tư vào AI để cạnh tranh với các "big tech". Ola Friend được hỗ trợ bởi mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của công ty, còn được gọi là Doubao.

Đầu tháng này, ByteDance đã ra mắt Ola Friend, một thiết bị đeo tai mở cho phép người dùng tương tác với chatbot của công ty mà không cần sử dụng điện thoại thông minh.

Theo SMCP, cách đây ít ngày, một bản ghi âm được đăng trên một trang GitHub ẩn danh có tên “JusticeFighter110” vào ngày 18/10 đã cáo buộc thực tập sinh, một sinh viên đại học tại Đại học Beihang (Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh) và là sinh viên thạc sĩ tại Đại học Bắc Kinh, đã thừa nhận đã tải lên “mã độc hại” trong dự án ByteDance. Một kho lưu trữ GitHub riêng biệt đã xuất hiện vào cùng ngày, tuyên bố rằng bản ghi âm là giả mạo.

Minh Châu

Link nội dung: https://dothi.reatimes.vn/bytedance-sa-thai-thuc-tap-sinh-vi-pha-hoai-du-an-bac-bo-bao-cao-ve-thiet-hai-7422.html