Vật liệu chống nóng hay còn được biết đến là vật liệu cách nhiệt. Đây là những vật liệu được chế tạo ra nhằm mục đích giảm sự truyền nhiệt giữa hai vật thể khi tác động với nhau.
Các vật liệu có tác dụng chống nóng, cách nhiệt có đặc điểm như sau:
- Các vật liệu chống nóng, cách nhiệt được nghiên cứu để đảm bảo hệ số dẫn nhiệt không được lớn hơn 0,157 W/m.0C
- Đặc tính của các vật liệu này phải đảm bảo có độ bền cao, khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt, chống khả năng ăn mòn
4 lợi ích cho bạn khi sử dụng vật liệu chống nóng
Có rất nhiều biện pháp để giúp ngôi nhà của bạn trở nên mát mẻ, giảm sự truyền nhiệt trực tiếp đến công trình như lắp đặt điều hòa, quạt máy, các hệ thống làm mát khác. Tuy nhiên sử dụng vật liệu chống nóng, cách nhiệt từ bước thi công ban đầu sẽ đem lại nhiều công dụng hơn bạn tưởng.
- Giảm gánh nặng chi phí: Các vật liệu chống nóng được lựa chọn thường mang tính gọn nhẹ, dễ thi công. Từ đó giảm các chi phí vận chuyển và khi đã sử dụng vật liệu chống nóng, bạn cũng có thể giảm chi phí cho các thiết bị làm mát khác, giảm tiền điện.
- Đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng: Vật liệu được sử dụng để cách nhiệt, chống nóng cũng có hiệu quả trong việc giảm tiếng ồn và hạn chế tình trạng dẫn lửa gây cháy nổ.
- Sử dụng vật liệu chống nóng giúp tiết kiệm điện năng: Như vừa đề cập ở trên, sử dụng vật liệu chống nóng, cách nhiệt sẽ giúp giảm nhiệt độ tự nhiên cho không gian nhà ở, công trình, công xưởng của bạn mà không tốn nhiều chi phí và điện năng tiêu hao cho việc sử dụng máy lạnh, máy quạt. Đồng thời còn góp một tay trong việc bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo độ bền cho công trình, vật dụng: Sử dụng vật liệu cách nhiệt cho mái nhà, tường nhà, xe ô tô,...có những thành phần hỗ trợ trong việc chống hư tổn, ăn mòn bởi axit, vi khuẩn từ bên ngoài, từ thời tiết.Giúp kéo dài thời gian tuổi thọ của công trình và đồ vật.
10 vật liệu chống nóng/ cách nhiệt tiên tiến hiệu quả được sử dụng phổ biến trong các công trình nhà ở và xây dựng
Có nhiều các vật liệu chống nóng hay cách nhiệt, dưới đây là 10 vật liệu chống nóng thường được sử dụng trong các công trình nhà ở và xây dựng.
1. Công nghệ chống nóng với Foam PU
Foam PU cách nhiệt là hình thức phun lớp PU (Polyurethane) cách nhiệt lên bề mặt của vật cần cách nhiệt. Lớp Polyurethane được sản xuất thông qua quá trình kết hợp hai chất lỏng, Polyol và Isocyanate. Sử dụng Foam PU để chống nóng có những lợi ích và hạn chế đi kèm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Hiện nay trên thị trường, Polyme Ngọc Diệp là đơn vị thi công chống nóng bằng các công nghệ mới:
- Website: https://polymengocdiep.com/
- Hotline: 0934 333 490
- Dự án tiêu biểu: Trụ sở UBND tỉnh Sơn La, bệnh viện ĐKQT Hải Phòng, trụ sở Ủy ban dân tộc TW, bệnh viện 103 Hà Nội, trại heo Bình Phước, nhà máy DongYang tại kcn Tràng Duệ – Hải Phòng, dự án “chống ngập có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu ” tại HCM, Ecopark, Vinhome…
- Địa chỉ:
- Trụ Sở: Số 36 đường số 3 KDC An Trang, An Đồng, Huyện An Dương, TP Hải Phòng.
- Chi nhánh Hà Nội: Số 1209 Toà G1, Vinhomes Green Bay, Số 7 Đại lộ Thăng Long, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
- Chi nhánh HCM: 2687 Quốc Lộ 1A, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM.
Polyme Ngọc Diệp là đơn vị chuyên thi công Cách nhiệt - Cách âm - Chống cháy cho các công trình xây dựng tại Việt Nam. Công ty đã thực hiện thành công hàng ngàn dự án lớn nhỏ: Từ các công trình dân dụng như chống nóng nhà ở, kho xưởng, nhà máy sản xuất, đến các hạng mục cách nhiệt công nghiệp như cách nhiệt ống chiller, tàu thuyền, kho lạnh, bồn téc,... Hiện công ty đang là đối tác chiến lược tin cậy, bền vững của các Tổng thầu, chủ đầu tư và các đơn vị Tư vấn thiết kế trên cả nước..
2. Túi khí cách nhiệt Polynum
Nếu bạn cần tìm một loại vật liệu giảm nhiệt, tiêu âm rẻ hơn cả sơn thì túi khí cách nhiệt là một lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Túi khí cách nhiệt được tạo thành từ hai lớp màng bạc liên kết với nhau giữa một lớp túi khí nhỏ bằng keo dán PE. Lớp khí này chính là vật liệu có công dụng cản trở sự tác động của nhiệt độ trực tiếp ảnh hưởng đến công trình của bạn.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Túi khí cách nhiệt có thể sử dụng cho ô tô (dưới nắp ca-pô) giúp giảm nhiệt tăng hiệu quả của động cơ; sử dụng cho tàu lửa và hàng không để giảm nhiệt độ giữa các khoang; tương tự sử dụng trong xây dựng, công nghiệp và điện tử.
3. Vật liệu chống nóng hiệu quả - Bông thủy tinh
Bông thủy tinh là vật liệu chống nóng, cách nhiệt được sản xuất từ sợi thủy tinh tổng hợp (thành phần chính gồm nhôm Aluminum, Canxi Silicat và nhiều loại oxit kim loại khác) và chúng sẽ bện chặt với nhau với lớp giữa là những túi khí nhỏ. Bông thủy tinh thường sẽ có màu vàng nhạt, độ dày từ 25-50 mm.
Các loại bông thủy tinh đang được bán phổ biến trên thị trường như: Panel bông thuỷ tinh, bông thuỷ tinh có bạc, bông thuỷ tinh không bọc bạc,bông thuỷ tinh dạng cuộn, bông thuỷ tinh dạng tấm, bông thuỷ tinh dạng ống. Tùy theo mỗi loại thì giá cũng sẽ thay đổi, dao động từ khoảng 15,000 đồng cho đến khoảng 30,000 đồng/m2 (tùy loại).
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Với những ưu điểm tuyệt vời trên, bông thủy tinh được chọn làm vật liệu chống nóng hiệu quả áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Sử dụng trong các công trình xây dựng; bảo vệ máy móc trong lĩnh vực công nghiệp; giảm nhiệt độ cho các linh kiện điện tử; sử dụng cho các phương tiện giao thông và cho cả ống thông gió giúp ngăn sự thoát nhiệt ra ngoài môi trường.
4. Tấm Film cách nhiệt: vật liệu chống nóng phù hợp ngăn ánh sáng chiếu vào nhà
Hiện nay, tại các nhà chung cư có các cửa kính lớn và sát đất thì bạn dễ dàng thấy sự xuất hiện của những tấm film cách nhiệt được sử dụng để tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà. Những tấm film này được tráng những lớp màng kim loại, màng nano hoặc men gốm để giảm sự tác động trực tiếp của nhiệt độ cao. Tương tự các vật liệu chống nóng khác, sử dụng tấm film cách nhiệt cũng có những ưu và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Tấm film cách nhiệt dùng để cản ánh nắng mặt trời chủ yếu cho các loại cửa kính trong suốt như cửa nhà, cửa sổ hay cửa kính xe ô tô.
5. Gạch cách nhiệt dùng làm mát công trình
Hạ nhiệt, làm mát công trình bằng biện pháp sử dụng gạch cách nhiệt được đánh giá cao về độ hiệu quả. Gạch cách nhiệt hay còn được biết đến là gạch mát được cấu tạo từ ba lớp: lớp bên ngoài được tráng bằng lớp xi măng đặc chủng với khả năng chống thấm nước, kế đến là lớp thủy tinh có tác dụng liên kết các lớp của tấm gạch cách nhiệt, lớp cuối cùng xốp PU (nhựa Polyurethane kết hợp với một số loại chất xúc tác khác).
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Có thế sử dụng gạch cách nhiệt cho rất nhiều công trình, tính ứng dụng cao từ tường nhà, cho đến trường học, bệnh viện, các công trình công cộng cũng có thể sử dụng loại gạch này.
6. Vật liệu chống nóng từ thạch cao
Nhiệt độ khi tác động vào nhà, ảnh hưởng nhiều nhất là từ phần trần vì vậy lựa chọn vật liệu cho trần nhà cũng là một vấn đề quan trọng. Và việc sử dụng thạch cao để cách nhiệt, chống nóng trần nhà là một trong những biện pháp được đánh giá cao. Bởi vì tường thạch cao hay trần thạch cao được làm ra từ sự kết hợp giữa hai vật liệu cách nhiệt chất lượng là tấm thạch cao và bông thủy tinh.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Xu hướng gần đây trong việc xây dựng, nhiều người ưu tiên lựa chọn thạch cao để áp trần, áp tường thay cho tường gạch thông thường, vừa có tác dụng chống nóng lại vừa có tính thẩm mỹ.
7. Tấm xốp EPS cách nhiệt
Xốp EPS (viết tắt của Expandable Polystyrene) cũng là một loại vật liệu chống nóng, cách nhiệt được khuyên dùng. Được cấu tạo từ những hạt nhựa nguyên sinh LDPE, các hạt này sau khi kích nở sẽ kết dính lại với nhau dưới dạng tổ ong kín mạch và không chứa chất gây độc hại cho người.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Xốp cách nhiệt EPS thường áp dụng trong các lĩnh vực: ốp tường; chống nóng cho trần nhà; cách nhiệt bảo ôn cho các hầm đá, kho lạnh; làm bao bì đóng gói các sản phẩm điện tử hay điện lạnh.
8. Sơn cách nhiệt, chống nóng được sử dụng nhiều
Sơn chống nóng là một trong những vật liệu chống nóng phổ biến với các hộ gia đình. Khi phun trực tiếp loại sơn này lên mái tôn, tường nhà,...sẽ giúp tạo ra một lớp màng cách nhiệt. Chính vì dễ sử dụng và cũng dễ tìm thấy trên thị trường, giá thành dao động từ 600.000 đồng cho thùng 5kg nên cũng trở thành một trong những lựa chọn quen thuộc của nhiều người.
Vậy liệu chất lượng vật liệu có xứng đáng với số tiền phải đầu tư? Hãy cùng tìm hiểu về điểm mạnh & yếu của loại sơn chống nóng này
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Sơn chống nóng được sử dụng cho mái nhà, vách tường trong lĩnh vực xây dựng; hoặc sử dụng cho bề mặt máy móc của các khu công nghiệp; có thể dùng làm mát linh kiện máy móc trong lĩnh vực điện tử.
Tùy theo giá thành sản phẩm mà chất lượng sơn cũng đem lại những ưu nhược điểm khác nhau. Một số thương hiệu sơn cách nhiệt, chống nóng được tin dùng mà bạn có thể tham khảo như sơn Kova, Intek, Shield Kote, Cadin, Insumax
9. Tôn chống nóng
Tôn chống nóng hay còn gọi là tôn lạnh. Đây là vật liệu chống nóng được nhiều chủ thầu xây dựng sử dụng trong các công trình, đặc biệt là các công trình công nghiệp và dân dụng. Các loại tôn cách nhiệt này thường được cán thêm một lớp PU dày từ 18 đến 20mm để hạn chế tối đa sự hấp thụ nhiệt.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Bạn có thể cân đo giữa ưu nhược điểm để xem tiềm năng sử dụng tôn chống nóng cho công trình của mình. Thông thường tôn chống nóng được áp dụng cho các mái nhà kho xưởng, nhà tiền chế.
10. Tấm xi măng - Vật liệu chống nóng, cách nhiệt được tin dùng
Trong lĩnh vực xây dựng, loại xi măng cách nhiệt được xem là một giải pháp chống nóng hiệu quả và ưu tiên sử dụng. Thành phần của tấm xi măng chống nóng bao gồm 70% xi măng Portland, cát siêu mịn, sợi Xenlulo tự nhiên, vôi bột và thường được đúc thành dạng tấm để bán ra thị trường. Mỗi tấm xi măng này có độ dày từ 3,5mm đến 24mm, tùy theo công dụng và độ dày mà bạn có thể chọn mua với giá thành từ 150,000 đồng đến gần 1,000,000 đồng cho tấm xi măng cách nhiệt, chống nóng này.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Dù vậy, tại nhiều công trình lớn áp dụng vật liệu này để cách nhiệt. Bạn cũng có thể dựa vào những thông tin, hiệu số cung cấp trên bài viết để cân nhắc độ phù hợp của tấm xi măng chống nóng cho dự án của mình.
Trên đây là 10 loại vật liệu chống nóng, cách nhiệt hiệu quả. Mỗi loại vật liệu đều có tính ứng dụng và đặc tính riêng biệt. Do đó tùy vào mục đích và nhu cầu cụ thể của từng lĩnh vực như xây dựng, công nghiệp, ô tô, hay điện tử thì sẽ áp dụng những vật liệu thích hợp.