Các nhà lập pháp Mỹ đang nỗ lực buộc Bytedance bán TikTok

Các nhà lập pháp của Mỹ đang gia tăng sức ép lên ByteDance của Trung Quốc. Một dự luật mới của nước này đang yêu cầu công ty trong thời hạn 6 tháng phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc đối mặt với các lệnh cấm trên các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ.

Một nhóm các nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra dự luật mới buộc ByteDance phải bán TikTok nếu muốn ứng dụng này tiếp tục có sẵn tại nước này.

Theo đó, dự luật có tên “Đạo luật bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát”, sẽ cấm các cửa hàng ứng dụng và dịch vụ lưu trữ web của Mỹ được phân phối TikTok trừ khi công ty này thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance.

Đây là một trong những nỗ lực mới nhất của các nhà lập pháp và các quan chức Mỹ nhằm cấm hoặc buộc TikTok phải “bán mình”.

Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng cố ép bán TikTok vào năm 2020 nhưng không thành công. Chính quyền hiện tại của Tổng thống Binden cũng nhiều lần gây sức ép buộc công ty phải thoái vốn…, tuy nhiên đều chưa có kết quả.

Dự luật mới được đưa ra bởi các nhà lập pháp lưỡng đảng tại hạ viện Mỹ sẽ cho ByteDance 6 tháng để bán TikTok trước khi lệnh cấm cửa hàng ứng dụng có hiệu lực. Nó cũng sẽ yêu cầu TikTok và các ứng dụng khác cung cấp cho người dùng bản sao dữ liệu của họ ở định dạng có thể được nhập vào các ứng dụng cạnh tranh. Dự luật này cũng sẽ mở rộng đối với các ứng dụng do các công ty nước ngoài kiểm soát nếu được xác định là mối đe dọa tới an ninh quốc gia.

CEO TikTok Show Chew.

TikTok sau đó đã có phản ứng trước dự luật: “Đó là một lệnh cấm hoàn toàn đối với TikTok, bất kể các tác giả có cố gắng tạo cho nó vỏ bọc thế nào. Đạo luật này sẽ chà đạp các quyền của 170 triệu người Mỹ và tước đi nền tảng của 5 triệu doanh nghiệp nhỏ mà họ đưa vào để phát triển và tạo việc làm”.

Giám đốc điều hành TikTok là Show Chew khẳng định, việc thoái vốn sẽ không giải quyết triệt để mối lo ngại của các quan chức Mỹ về việc liên quan bảo mật dữ liệu người dùng nước này.

TikTok và ByteDance đã có nhiều năm nỗ lực, phối hợp và làm rõ với các cơ quan chức năng Mỹ để xóa tan những lo ngại về vấn đề an toàn dữ liệu và an ninh quốc gia mà các nhà lập pháp đang lo ngại.

Su nhiều lần đàm phán, TikTok cho biết sẽ tách dữ liệu người dùng tại Mỹ thành các máy chủ có dữ liệu đặt tại chính nước này, các quan chức chính phủ có thể giám sát việc kiểm tra nguồn của TikTok và các khía cạnh khác từ hoạt động của nó.

Nếu dự luật được thông qua, TikTok chỉ có 6 tháng để thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc.

Năm ngoái, các cuộc đàm phán của TikTok với Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã dấy lên những lo ngại về việc chính quyền Mỹ sẽ cấm TikTok.

Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) và các nhóm quyền kỹ thuật số khác đã chỉ trích nỗ lực cấm TikTok của chính phủ. ACLU cho biết, biện pháp được đề xuất là vi hiến và sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận.

Viện phi lợi nhuận Knight First của Đại học Columbia cũng đưa ra những lo ngại tương tự. Jameel Jaffer – Giám đốc điều hành tổ chức này tuyên bố: “Quốc hội có thể bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu mà không cấm người Mỹ truy cập vào một trong những nền tảng truyền thông phổ biến nhất thế giới.