Chiêm ngưỡng những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ nổi tiếng nhất Việt Nam

Cùng với tranh Hàng Trống (Thăng Long - Hà Nội), tranh Kim Hoàng (xứ Đoài - Hà Tây xưa) và tranh Làng Sình (Thừa Thiên Huế), tranh dân gian Đông Hồ là một trong 4 dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất vì sự đặc biệt của những bản khắc gỗ.
tranh-dong-ho-17-1714788799.png
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về làng Mái với anh thì về/ Làng Mái có lịch có lề/ Có sông tắm mát có nghề làm tranh”, đó là những câu hò mà nhiều người dễ dàng bắt gặp mỗi khi đến làng Đông Hồ ở phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
tranh-dong-ho-6-1714788799.png
Theo tìm hiểu của PV, cùng với tranh Hàng Trống (Thăng Long - Hà Nội), tranh Kim Hoàng (xứ Đoài - Hà Tây xưa) và tranh Làng Sình (Thừa Thiên Huế), tranh dân gian Đông Hồ là một trong 4 dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất.
tranh-dong-ho-10-1714788799.png
Tranh Đông Hồ xuất hiện từ thế kỷ XVII ở làng Đông Hồ, và đến những năm 1945, làng có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh. Hiện nay, vẫn chưa xác định được thời điểm ra đời của dòng tranh dân gian Đông Hồ trong lịch sử. Còn tranh dân gian Đông Hồ đã phát triển thành làng nghề từ vài trăm năm nay.
tranh-dong-ho-3-1714788799.png
Sự độc đáo của tranh dân gian Đông Hồ: Tất cả màu sắc đều là màu của của tự nhiên. Ví dụ màu vàng (hoa hòe), màu trắng trắng (vỏ điệp), màu đỏ (sỏi son, gỗ vang).
tranh-dong-ho-13-1714788797.png
Có những bức tranh Đông Hồ, nghệ nhân phải dùng nhiều bản khắc để in từng chi tiết riêng biệt. Sau khi dập in những nét cơ bản, nghệ nhân làng tranh Đông Hồ tiếp tục vẽ tay để hoàn thiện bức tranh.
tranh-dong-ho-9-1714788799.png
Chia sẻ với Đô Thị Mới, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế (cựu giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam) cho biết, hồn cốt của những bức tranh Đông Hồ là bản khắc gỗ.
tranh-dong-ho-14-1714788798.png
Việc tạo nên các bản khắc gỗ là công đoạn khó nhất, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao, cẩn thận và yêu nghề.
tranh-dong-ho-11-1714788797.png
Mỗi bức tranh Đông Hồ thường có từ hai đến năm bản khắc gỗ khác nhau, tùy theo màu sắc của từng bức tranh (mỗi ván khắc tương ứng với 1 màu).
tranh-dong-ho-2-1714788795.png
 
tranh-dong-ho-5-1714788796.png
Cũng theo nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, hiện nay làng Đông Hồ chỉ còn hai dòng họ làm tranh: Họ Nguyễn Hữu (gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam) và họ Nguyễn Đăng (gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế). Họ đã bảo tồn được hơn 1000 bản khắc gỗ và phục chế 500 bản mẫu cổ.
tranh-dong-ho-4-1714788798.png
Mới đây, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã cùng gia đình mở không gian Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ với 7 chủ đề chính.
tranh-dong-ho-8-1714788797.png
 
tranh-dong-ho-1-1714788795.png
 
tranh-dong-ho-2-1714788795.png
 
tranh-dong-ho-7-1714788795.png
Hiện, Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến thăm quan.