Đất vườn tỉnh có diễn biến mới

Bắt nhịp vào sự hồi phục của bất động sản Tp.HCM, gần đây thị trường nhà đất tỉnh lân cận cũng có một số tín hiệu, song chưa đồng đều giữa các khu vực. Giá đất vườn vẫn ghi nhận giảm so với năm 2021.
119c-1715056292.jpg
 

Theo ghi nhận, gần đây các môi giới liên tục đăng tải thông tin rao bán đất vườn. Các khu vực từng là “điểm nóng” đất vườn như Định Quán, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch (Đồng Nai); Phú Mỹ, Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu); Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Đắk Lắk… sau thời gian im ắng, đến nay đã có tín hiệu.

Một số mảnh đất có giá từ 300 triệu đến 1 tỉ đồng tại khu vực tỉnh lân cận đã xuất hiện giao dịch song còn nhỏ giọt. So với cùng kì năm ngoái, tần suất rao bán giá “ngộp”, bán gấp đã giảm nhưng mức độ giảm giá đất vườn tỉnh vẫn còn. Những nhà đầu tư từng ôm nhiều đất vườn trong giai đoạn 2020-2021 tiếp tục bán bớt tài sản với mức giảm giá từ 10-30% so với giá đỉnh sốt.

Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư vào thị trường trước dịch Covid-19, từng tái đầu tư đất vườn vẫn đang “ôm” hàng chờ tín hiệu thị trường. Nếu nhà đầu tư bán ra ở giai đoạn này có thể có giao dịch nhưng chấp nhận giảm giá. Họ chờ thêm các đợt sốt đất để đẩy hàng.

Dẫu vậy, việc nhà đầu tư chờ giá trở lại thời điểm đỉnh sốt là chưa thể trong bối cảnh thị trường nhà đất tỉnh lân cận chưa hồi phục hoàn toàn. Thực tế, tại thị trường phía Nam, nhiều khu vực “sốt đất” một thời nay vắng vẻ bóng khách mua. Cả đất vườn và đất dự án phân lô dù qua nhiều năm mua – bán nhưng đến nay vẫn là những bãi đất hoang hóa, không có hoạt động xây dựng.

null
 

Những nhà đầu tư “ôm hàng” chờ thị trường phần lớn là những người đã xoay sở được tài chính hoặc không sử dụng vốn vay ngân hàng. Trong khi, các mảnh đất vườn rao bán hiện tại đều là sản phẩm của nhà đầu tư lướt sóng, vốn ít và có sử dụng đòn bẩy.

Theo một môi giới nhà đất tại Định Quán (Đồng Nai), không ít nhà đầu tư từng mua sỉ nhiều lô đất vườn với giá vài trăm triệu đồng mỗi lô, sau đó bán chênh trong thời gian ngắn. Song do vài năm qua, thị trường biến động nên nguồn hàng này còn “đọng” lại, đến nay rao bán tiếp. Mức giá bán ra so với thời điểm trước đã giảm. Nhiều người cắt lời, thậm chí chấp nhận lỗ trên 20% so với giá mua vào để ra được hàng.

Trong khi các lô đất vườn giá rẻ từ 100-300 triệu đồng/mảnh tại các tỉnh xa như Kontum, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng …hiện được nhà đầu tư địa phương mua vào. Môi giới dù vẫn bán hàng chậm hơn so với giai đoạn trước nhưng đã có một số giao dịch phát sinh. Nhiều người kì vọng đất vườn tỉnh lân cận Tp.HCM sẽ có nhịp sức cầu vào giai đoạn từ cuối năm 2024 trở đi.