Doanh nghiệp ngành sơn cần bắt kịp xu hướng 4.0 vào kinh doanh

Năm 2024 được dự báo vẫn là năm khó khăn, thách thức của ngành xây dựng nói chung và ngành sơn nói riêng. Tuy vậy, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội, vận dụng công nghệ vào sản xuất, bán hàng sẽ thích ứng với thị trường và hoàn cảnh.

Thấu hiểu được những khó khăn mà các đại lý và nhà phân phối sơn đã và đang phải đổi mặt. Vừa qua, Công ty Cổ phần liên doanh sơn Nano 4.0 đã tổ chức buổi Tọa đàm “Xu hướng phát triển ngành sơn – Định hướng phát triển cho đại lý/Nhà phân phối thời đổi mới”, nhằm kết nối, tháo gỡ và cùng nhau vượt qua khó khăn. 

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Tiến Thắng - Ủy viên BCH Hiệp hội Sơn – Mực in Việt Nam đã phân tích những thách thức, khó khăn của ngành sơn trong năm 2024.

Theo ông Nguyễn Tiến Thắng, năm 2024 tiếp tục sẽ là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với ngành xây dựng, vật liệu xây dựng nói chung và ngành sơn nói riêng. Bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, các vướng mắc trong quá trình triển khai dự án xây dựng…sẽ là những tác nhân kéo theo khó khăn của ngành sơn.

mr-thang-1713771799.jpg
Ông Nguyễn Tiến Thắng - Ủy viên BCH Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam

Cụ thể, trong năm 2023 số lượng công trình cần sơn liên tục giảm, trung bình toàn ngành giảm khoảng 45%, theo vùng giảm từ 20 – 50% so với năm 2022. Sang năm 2024, tỉ lệ sụt giảm trên vẫn không có dấu hiệu cải thiện.

Về phía doanh nghiệp, hiện có hơn 600 thương hiệu sơn đang hoạt động trên thị trường nội địa, có đến 90% các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, có thời gian hoạt động chưa đến 10 năm. Bởi thế, phần lớn các doanh nghiệp chưa đủ vốn, kinh nghiệm và nguồn lực để đầu tư phát triển nhà máy, tìm kiếm đối tác nguyên liệu để phát triển sản phẩm. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp để tồn tại đã lựa chọn những cách làm vi phạm pháp luật, từ đó dẫn đến việc chất lượng sản phẩm thiếu ổn định, khách thường xuyên gặp tình trạng sơn giả, nhái, kém chất lượng, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành sơn.

z5372045719690-e8fa368255df03c3ae6524b3bed8378ctgh-1-1713772210.jpg
Các diễn giả tham gia buổi Tọa đàm

Tình trạng sơn giả còn nhiều dẫn đến sự cạnh tranh về giá khốc liệt.

Vì thế, theo ông Nguyễn Tiến Thắng, để giải quyết những khó khăn này, các doanh nghiệp ngành sơn cần tập trung đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải tự chuyển mình để có những cơ hội mới. Vận dụng công nghệ trong bán hàng, tiếp cận khách hàng cũng là một trong những giải pháp cần áp dụng ngay đối với doanh nghiệp, đại lý và nhà phân phối sơn trong bối cảnh hiện tại.

tgh-2-1713772209.jpg
Ông Phạm Văn Tân - Chủ tịch Công ty liên doanh sơn Nano 4.0

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, ông Phạm Văn Tân – Chủ tịch Công ty cổ phần liên doanh Nano 4.0 nhấn mạnh tới vai trò của công nghệ trong việc đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Theo ông Phạm Văn Tân, những thách thức trong ngành xây dựng hoàn toàn có thể khắc phục từ sự thay đổi trong mỗi doanh nghiệp. Đó là việc áp dụng những phương thức marketing theo xu thế áp dụng công nghệ 4.0 vào kinh doanh, bán hàng.

Qua buổi Tọa đàm, những câu hỏi được các đại lý, nhà phân phối đưa ra và nhận lại những lời giải đáp cặn kẽ và sát thực từ những vị diễn giả am hiểu trong ngành. 

Ban tổ chức kỳ vọng, sau Tọa đàm, mỗi đại lý đã đem về cho mình rất nhiều kiến thức và giải quyết được rất nhiều khúc mắc trong quá trình làm kinh doanh. Ngoài ra họ còn được lắng nghe và chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về xu hướng phát triển của thị trường sơn nước.