UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Cầu Giấy khẩn trương rà soát, báo cáo Bộ Xây dựng về kết quả kiểm tra, xử lý tình trạng khu nhà tập thể Đại học Thương mại xuống cấp nghiêm trọng.
Hiện Sở Xây dựng Hà Nội đã đề nghị Đại học Thương mại liên hệ với Bộ Tài chính, Sở Tài chính Hà Nội để được hướng dẫn thực hiện theo quy định.Trao đổi với PV, ông Phan Đình Quyết - đại diện truyền thông Đại học Thương Mại cho biết phía trường đã nắm bắt được thông tin và đang thực hiện theo hướng dẫn.Trước đó, phía Nhà trường cho biết: Bản chất của khu tập thể E1 vốn dĩ là nhà ăn của trường. Sau đó, nhà trường cho các cán bộ, giáo viên mượn để làm nhà ở tạm. Do đó, các phòng được cải tạo thành căn hộ. Đến hiện tại, chỉ còn số ít người mà nhà trường cho mượn sinh sống ở đây, còn chủ yếu là người thuê lại. Nhưng sau nhiều thập kỷ, việc “đòi” lại các căn hộ trong khu nhà để cải tạo gặp rất nhiều thách thức...Chia sẻ với Đô Thị Mới, bà Ngô Thị Hương (cư dân đã sinh sống tại nhà tập thể E1 hơn 10 năm) cho biết: Khu nhà xây dựng đã lâu nên xuống cấp trầm trọng. Khi mưa gió, nhiều khu vực bị thấm, dột, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.Do đó, bà Hương và các cư dân hi vọng khu nhà sớm được đưa vào diện cải tạo, sửa sang để cải thiện chất lượng cuộc sống.Được biết, khu tập thể E1 được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước.Sau hơn 6 thập kỷ, hệ thống kết cấu của khu tập thể đã không còn chắc, các mảng tường nứt vỡ, vôi vữa bong tróc và ẩm mốc. Tình trạng cầu thang ở mức báo động, các thanh sắt hoen gỉ, tiềm ẩn nguy cơ sập đổ. Mỗi khi đi lại, người dân phải di chuyển chậm rãi và không mang vác đồ nặng.Thêm vào đó, việc hệ thống điện cũ kỹ, thiếu ánh sáng và tình trạng cơi nới chuồng cọp trong khu tập thể cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.Nhiều chuyên gia cho rằng việc cải tạo, xử lý các khu nhà tập thể, chung cư cũ như E1 là vấn đề cấp bách mà UBND TP. Hà Nội phải ưu tiên giải quyết. Đồng thời, việc cải tạo cần được thực hiện theo quy trình bài bản, khoa học, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế...
Sau 8 năm chậm tiến độ, công viên hồ Phùng Khoang bị điểm danh là dự án “điển hình” về lãng phí trên địa bàn TP. Hà Nội. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu phải hoàn thành dự án này vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hiện nay, tại Việt Nam đã xuất hiện các vi khuẩn kháng lại hầu hết kháng sinh hay còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Chính vì thế, Bộ Y tế phấn đấu thời gian tới sẽ triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện đạt ít nhất 30%.
Chính sách "nhỏ giọt" trong việc phân phối sản phẩm ra thị trường tạo tâm lý lo sợ khan hiếm hàng hóa, buộc người mua phải chấp nhận mức giá cao. Thậm chí, chủ đầu tư còn tận dụng thương hiệu quốc tế hoặc gắn mác "bất động sản hàng hiệu" để nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là chiến lược tiếp thị và bán hàng của các doanh nghiệp.
Phòng CSGT, Công an TP. HCM cho biết có 2 nguyên nhân chính dễ dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng giữa ô tô và xe máy gồm: Chuyển hướng không đúng quy định, thiếu chú ý quan sát và vượt ẩu.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều bất cập khi giá nhà thương mại leo thang, nhà ở xã hội lại đang thiếu hụt nghiêm trọng, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi tại sao không mở rộng quỹ đất cho phân khúc này, để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân.
Dự kiến trong 2 ngày 11-12/1/2025, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn”. Sẽ có 5.800 phiếu mua hàng (mỗi phiếu trị giá 500 nghìn đồng) được tặng cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn để mua sắm tại đây.
Chị Nguyễn Thị Yến đã thuê phòng ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã nhiều năm. Ban đầu giá điện chủ nhà đưa ra là 3.500 đồng/số, nhưng mới đây tăng lên 4.500 đồng/số. Chị Yến chia sẻ, giá điện cao khiến tiền điện có khi gấp đôi, thậm chí vào tháng cao điểm mùa hè còn gấp ba lần tiền thuê nhà.
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp viễn thông phải ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật chậm nhất là 24h kể từ khi có yêu cầu.