Hơn 17.000 tồn kho bất động sản nhà ở trong quý II/2024

Theo số liệu báo cáo của 60/63 địa phương, trong quý II/2024, lượng hàng tồn kho bất động sản tại các dự án vào khoảng 17.105 căn, nền. Trong đó, có 7.061 nền, 7.045 nhà ở riêng lẻ và 2.999 căn chung cư.

Đất nền dẫn đầu về số lượng hàng tồn kho

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, ghi nhận từ số liệu báo cáo của 60/63 địa phương cho thấy, lượng tồn kho bất động sản tại các dự án trong quý II/2024 vào khoảng 17.105 căn, nền. Dẫn đầu về số lượng hàng tồn kho là phân khúc đất nền với 7.061 nền. Tiếp theo là nhà ở riêng lẻ tồn kho 7.045 căn, chung cư tồn kho 2.999 căn. 

Có thể thấy, tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc nhà ở riêng lẻ và đất nền của các dự án. Lượng tồn kho của hai phân khúc này đều gấp đôi số tồn kho của chung cư. 

diendandoanhnghiepvn-media-uploaded-519-2024-05-02-nh-chup-man-hinh-2024-05-02-luc-132222-1723875941.png

Lượng hàng tồn kho bất động sản đất nền, nhà ở riêng lẻ gấp đôi chung cư trong quý II/2024.

Gộp phân khúc nhà ở riêng lẻ và đất nền thì lượng tồn kho trong quý II/2024 là 14.106 căn, nền, tương đương 73% so với quý I/2024 là khoảng 19.323 căn, nền. Như vậy, lượng tồn kho bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, áp lực hàng tồn kho vẫn đè nặng. Đáng nói, có một số doanh nghiệp địa ốc có giá trị hàng tồn kho chiếm đến hơn nửa tổng giá trị tài sản.

Hàng tồn kho bất đông sản hiện tập trung vào hai dạng gồm sản phẩm đã hoàn thành để bán hoặc đang chờ bàn giao và bất động sản đang đang dở trong giai đoạn triển khai. Trong đó, bất động sản dở dang là loại hình tồn kho chủ yếu và liên tục gây khó khăn cho doanh nghiệp. 

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng, hàng tồn kho là các sản phẩm đã hoàn thiện như biệt thự, chung cư, văn phòng không có nhiều giao dịch là do giá bán hoặc giá cho thuê quá cao. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp do vướng mắc thủ tục nên chưa đủ điều kiện mở bán. Hoặc các dự án có vị trí không hấp dẫn người mua. 

Cần phát triển những sản phẩm phục vụ nhu cầu thực

Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch VNREA và Chủ tịch VARS, một nguyên nhân khác khiến hàng tồn kho vẫn còn cao do thị trường trải qua giai đoạn phát triển nóng, nhiều chủ đầu tư đổ rất nhiều tiền vào các tỉnh để phát triển các dự án mang tính đầu cơ, đầu tư như bất động sản nghỉ dưỡng, đất nền. 

Thời gian qua, thị trường đầu tư chững lại khiến khó tìm khách mua, không thể có thanh khoản dù dự án đã hoàn thành. Trong bối cảnh thị trường chung chưa sôi động trở lại, với loại hình tồn kho này thì doanh nghiệp sẽ khó giải quyết. 

Đưa ra giải pháp, TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng, với nhóm các sản phẩm đã hoàn thiện đưa ra thị trường nhưng không có giao dịch do thanh khoản yếu cần cơ cấu lại giá cho phù hợp hơn, chủ đầu tư có thể phải chấp nhận “hy sinh” một phần lợi nhuận để bán được hàng.

45c564e9cf3154a9d234de9db8ab68-4130-2124-1704970508-1723875941.jpg

Các doanh nghiệp nên phát triển các sản phẩm bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực sẽ có thanh khoản nhanh.

Đối với nhóm hàng tồn kho bán thành sản phẩm, là các dự án đã triển khai nhiều năm nhưng vẫn chưa hoàn thiện thì việc giải quyết nằm ở trong tay các cơ quan có thẩm quyền. Ông đề nghị các đơn vị quản lý Nhà nước cần xem xét, đẩy nhanh việc gỡ vướng cho các dự án, khơi thông nguồn lực. 

Bộ 3 luật Đất đai, luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu từ 1/8. Giới chuyên gia kỳ vọng sẽ giúp những doanh nghiệp địa ốc đang có dự án vướng mắc về thủ tục pháp lý sẽ được tháo gỡ. Tuy nhiên, để giải quyết được hàng tồn kho, các doanh nghiệp cần lựa chọn phát triển những sản phẩm thị trường đang cần sẽ giúp thanh khoản nhanh. Cần lưu ý, để các luật có thể đi vào cuộc sóng vẫn cần thời gian để thẩm thấu. 

Ông ông Đào Trung Chính - Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ TT&MT) cho biết, còn phải trông chờ các thủ tục hướng dẫn thi hành, thông tư của các bộ, ngành. Hiện nay đã có các nghị định được ban hành về hoạt động lấn biển, định giá đất, bồi thường tái định cư, điều tra đánh giá đất đai,… Đây là các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Còn 2 nghị định nữa về thu tiền sử dụng đất; quyết định phát triển do Bộ TN&MT soạn thảo, đã trình Chính phủ.