Muôn kiểu phòng chống, bảo vệ tài sản của người dân trước siêu bão Yagi

Để phòng chống những tác động từ gió bão Yagi, anh Hoàng Anh (chủ một cửa hàng điện máy) đã thuê 2 chiếc container từ một người quen để bảo vệ cửa hàng. Còn anh Đại - chủ showroom ô tô cũng đã thuê hai xe container để che chắn xung quanh.

Từ sáng sớm ngày 7/9, nhiều khu vực đất liền ở miền Bắc nước ta đã bắt đầu chịu những tác động từ gió bão Yagi. Tình đến 9h sáng nay, bão số 3 chỉ còn cách Quảng Ninh - Thái Bình khoảng 150km, sức gió mạnh nhất đạt cấp 14 (150km - 166 km/h), giật cấp 17.

Yagi được nhiều chuyên gia đánh giá là bão mạnh nhất trong nhiều năm gần đây. Trước những cảnh báo vào tác động do siêu bão Yagi gây ra, nhiều hộ dân và chủ cửa hàng tại các địa phương được dự báo chị ảnh hưởng đã tiến hành gia cố và chằng chống nhằm giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất.

chong-bao-3-1725682360.jpg
Anh Hoàng Anh thuê 2 chiếc container để bảo vệ cửa hàng (Ảnh: Tuệ Minh/Dân trí)

Ngày 6/9, anh Hoàng Anh - chủ một cửa hàng điện máy trên Quốc lộ 18 (TP. Hạ Long, Quảng Ninh) đã quyết định thuê 2 chiếc container từ một người quen để bảo vệ cửa hàng, mỗi chiếc nặng 2,5 tấn. Cửa hàng được bao quanh bởi cửa kính. Với sức gió cấp 13 - 14, giật cấp 17, những cửa rất khó đứng vững.

Anh Hoàng Anh cho biết, chi phí thuê container chưa được tính toán chính xác, ước tính lên đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên thời điểm này, ưu tiên hàng đầu của anh là bảo đảm an toàn cho tài sản khi bão lớn đang tiến gần. Ngoài 2 chiếc container, anh còn thuê thêm một xe tải lớn để chắn trước cửa hàng có diện tích 300m2.

chong-bao-2-1725682360.jpg
Bên trong cửa hàng cũng được che chắn cẩn thận (Ảnh: Tuệ Minh/Dân trí)

Bên trong cửa hàng, anh đã đóng gói các thiết bị và hàng hóa, phủ bạt để đề phòng trường hợp mái nhà bị tốc, tài sản sẽ không bị thiệt hại. Anh cũng đã gia cố lại mái nhà để đảm bảo an toàn nhất trước khi bão đến. Anh Hoàng Anh nói thêm, trước đây, cửa hàng của anh nằm trong khu dân cư, diện tích nhỏ hơn nên ít bị tác động bởi bão. Bây giờ, cửa hàng có hai mặt tiền và nằm ngay ngoài đường lớn, nên sẽ bị ảnh hưởng bởi gió mạnh hơn.

Anh Đại - chủ showroom ô tô trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) cũng đã thuê hai xe container để che chắn xung quanh với chi phí 60 triệu đồng. Anh cho biết, showroom của anh có diện tích 1000m2. Đến sáng 7/9, anh đã hoàn tất việc gia cố trước khi bão đến.

chong-bao-6-1725682687.jpg
Hai xe container để che chắn xung quanh showroom ô tô (Ảnh: Dân trí)

Anh Đại chia sẻ, các cửa hàng ô tô xung quanh chỉ gia cố đơn giản bằng cách thêm khóa dây cho cửa kính. Tuy nhiên, anh cho rằng thuê container che chắn sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại do gió bão, dù chi phí không hề nhỏ, nhất là khi anh mới mở showroom được 1 tháng.

chong-bao-5-1725682361.jpg
 
chong-bao-1-1725682361.jpg
Nhiều biện pháp chống đỡ cửa kính được người dân sử dụng (Ảnh: Hồng Quang/Tuổi trẻ)

Không riêng các cửa hàng, các khu đô thị, chung cư, nhà dân cũng được gia cố cẩn thận chống bão. Tại khu đô thị Geleximco (An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) – nơi thường xuyên xảy ra ngập úng khi có mưa lớn, lo ngại bão số 3 có thể gây mưa lớn, người dân sống tại các biệt thự và nhà liền kề đã cùng nhau “đắp đập, be bờ” và che chắn các lối xuống khu vực hầm vào tối ngày 6/9.

Một số cư dân cho biết, trong những trận mưa lớn trước đây, hầm của nhiều nhà đã bị ngập lên tới mặt đường, khiến tủ lạnh và nhiều đồ đạc khác bị hư hỏng, thậm chí có những gia đình còn bị hỏng thang máy trị giá hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, khi nghe tin bão sắp đổ bộ, nhiều gia đình đã chuẩn bị sẵn các tấm inox và bao tải cát để gia cố, che chắn, nhằm bảo vệ tài sản và hạn chế thiệt hại do ngập lụt.

chong-bao-4-1725682361.jpg
Người dân "đắp đập, be bờ”, che chắn các lối xuống khu vực hầm (Ảnh: Thành Chung/Tuổi trẻ)
8a9787f7-1637-4b04-809d-97520521467a-1725684028.jpeg
 
821ea18f-4cb4-4eff-9846-488f1a858461-1725684028.jpeg
Người dân ở các địa phương cũng cắt tỉa cành cây to, chằng cánh cửa, sử dụng bao cát, túi nước để chèn cửa, mái nhà...để bảo vệ tài sản

D.V (Tổng hợp)