Mỹ buộc tội hàng chục công ty và cá nhân về tội thao túng thị trường tiền điện tử

18 cá nhân, tổ chức đã bị buộc tội gian lận và thao túng thị trường tiền điện tử tại Mỹ. Đây là vụ án đầu tiên trong lịch sử khi các công ty dịch vụ tài chính bị buộc tội hình sự vì thao túng thị trường và “giao dịch rửa tiền”.

Cáo buộc đã được công bố tại Boston (Mỹ) đối với các nhà lãnh đạo, nhân viên của 4 công ty tiền điện tử, 4 công ty dịch vụ tài chính được gọi là “nhà tạo lập thị trường”).

Đã có 5 người nhận tội và FBI đã bắt giữ 3 nghi can khác ở Texas, Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha trong tuần này. Hơn 25 triệu USD tiền điện tử đã bị tịch thu và nhiều bot giao dịch đã bị vô hiệu hóa.

tien-dien-tu-1728626055.jfif
Lần đầu tiên các công ty dịch vụ tài chính tại Mỹ bị buộc tội hình sự vì thao túng thị trường và “giao dịch rửa tiền” trong ngành tiền điện tử.

Theo tài liệu buộc tội của cơ quan chức năng Mỹ, những người này đã đưa ra các tuyên bố sai lệch về tiền điện tử của họ ("token") và thực hiện các giao dịch giả mạo ("giao dịch rửa") để khiến các nhà đầu tư cho rằng chúng đang được giao dịch tốt, giống như một khoản đầu tư hấp dẫn.

Những chiến thuật lừa đảo này được cho là đã thu hút các nhà đầu tư và người mua mới, dẫn đến giá giao dịch của các token tăng lên. Sau đó, các bị cáo đã âm thầm bán các token của mình với mức giá bị thổi phồng một cách giả tạo. Đây là một hành vi gian lận thường được gọi là "pump and dump" – (bơm và xả - một hình thức gian lận thổi phồng thường thấy trên thị trường chứng khoán).

Công ty tiền điện tử lớn nhất trong số này là Saitama, có thời điểm đã có giá trị thị trường lên tới hàng tỷ USD.

Các công ty tiền điện tử cũng bị cáo buộc thuê các công ty dịch vụ tài chính (còn được gọi là Nhà tạo lập thị trường) để rửa tiền token của họ và đổi lấy khoản thanh toán. Mục tiêu của họ, theo như một người đã nhận tội là tìm “những người mua khác từ cộng đồng, những người mà bạn không biết hoặc không quan tâm” vì “chúng tôi phải khiến họ mất tiền để kiếm được lợi nhuận”.

Ba nhà tạo lập thị trường gồm ZM Quant, CLS Global và MyTrade đã cùng với các nhân viên của họ bị buộc tội giao dịch rửa tiền và/hoặc âm mưu rửa tiền thay mặt cho NexFundAI - một công ty tiền điện tử được tạo ra theo chỉ đạo của cơ quan thực thi pháp luật như một phần của cuộc điều tra.

Một nhà tạo lập thị trường thứ tư liên quan tới vụ án là Gotbit, CEO của công ty và 2 giám đốc của công ty này cũng bị buộc tội thực hiện một kế hoạch tương tự.

bay-bom-xa-pump-and-dump-la-gi-1-1728626403.jpg
Chiến thuật "pump and dump" là chiêu lừa đảo phổ biến trên thị trường chứng khoán trong hàng chục năm qua và giờ đang diễn ra trên thị trường tiền điện tử.

“Đây là cuộc điều tra đầu tiên nhằm tìm ra nhiều kẻ gian lận trong ngành tiền điện tử. Giao dịch rửa tiền từ lâu đã bị cấm trên thị trường tài chính và tiền điện tử cũng không ngoại lệ. Đây là những trường hợp mà một công nghệ tiên tiến như tiền điện tử gặp phải một âm mưu đã tồn tại hàng thế kỷ "pump and dump". 

Thông điệp của chúng tôi là, nếu bạn đưa ra những tuyên bố sai sự thật để lừa các nhà đầu tư, thì đó là gian lận. Chấm hết. Văn phòng của chúng tôi sẽ tích cực chống lại các hành vi gian lận, bao gồm cả trong ngành tiền điện tử”, Quyền Luật sư Mỹ Joshua Levy cho biết.

Ông này nói thêm: “Những cáo buộc này cũng là lời nhắc nhở nghiêm khắc về việc các nhà đầu tư trực tuyến phải cảnh giác như thế nào và việc tìm hiểu trước khi lao vào lĩnh vực kỹ thuật số là rất quan trọng. Những người đang cân nhắc đầu tư vào ngành tiền điện tử nên hiểu cách thức hoạt động của những trò lừa đảo này để họ có thể tự bảo vệ mình”.