Người đam mê công trình kiến trúc nên đến đâu khi du lịch tại Huế?

Là địa phương duy nhất có tới 7 di sản được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới, Huế trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn trong tuần nghỉ lễ 30/4 - 1/5, đặc biệt là những ai thích khám phá văn hóa kiến trúc.

Thừa Thiên Huế là vùng đất địa linh, nhân kiệt, cố đô lịch sử, thành phố di sản của thế giới với 7 di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Những người đam mê nghiên cứu văn hóa, kiến trúc công trình ắt hẳn đều muốn đến Huế để nhìn ngắm tất cả các công trình được xây dựng và gìn giữ tới đời nay.

Thiên Thọ Lăng (xã Hương Thọ, thành phố Huế) là lăng tẩm của Gia Long hoàng đế (1762-1820) - vị vua sáng lập triều Nguyễn
Thiên Thọ Lăng (xã Hương Thọ, thành phố Huế) là lăng tẩm của Gia Long hoàng đế (1762-1820) - vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lăng Gia Long xây dựng trong vòng 6 năm và hoàn thành vào năm 1820, mang đậm nét kiến trúc phương Đông.
Khám phá lăng vua Gia Long theo phong cách “xanh- sạch-đẹp” - Ảnh 1
Lăng Gia Long nằm trên quần thể núi Thiên Thọ, gồm 42 quả đồi lớn nhỏ và có diện tích hơn 28 km2. Khu lăng tẩm chia thành 3 khu vực: Khu lăng mộ, Bi đình và Điện Minh Thành. Nơi đây vừa trùng tu với kinh phí hơn 40 tỷ đồng.
Cũng nằm tại địa bàn xã Hương Thọ, lăng vua Minh Mạng (Hiếu Lăng) nằm trên núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km.
Cũng nằm tại địa bàn xã Hương Thọ, lăng vua Minh Mạng (Hiếu Lăng) nằm trên núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km. Lăng mộ được xây dựng hoàn tất vào năm 1843. Hình thế của lăng giống dáng người nằm nghỉ: Gối đầu lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông, cánh tay buông tự nhiên trên hai nửa hồ Trừng Minh.
Lăng Minh Mạng với nét đẹp truyền thống, đậm đà màu sắc Nho giáo
Hiếu Lăng là mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cung điện, đền miếu và đài tạ,... là sự tổng hợp vô cùng hài hòa của những công trình nghệ thuật, thể hiện sự uy nghi và bệ vệ của nơi đây.
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) thuộc làng Dương Xuân Thượng
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Khiêm Lăng được coi là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn.
Lăng nằm trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, bốn bề cây cối xay biếc
Lăng nằm trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, bốn bề cây cối xanh biếc, gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, xây dựng dàn trải trên từng cụm đất cao thấp khô ng bằng nhau. Khu lăng gồm tẩm điện và lăng mộ đều lấy lấy chữ "Khiêm" trong tên gọi. 
Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn.
Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua cửa Vụ Khiêm sẽ đến khu vực hồ Lưu Khiêm, trên hồ có hai tạ Xung Khiêm và Dũ Khiêm là nơi nhà vua thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách.  
  Lăng Khải Định (Ứng Lăng) thuộc xã Thủy Bằng, được khởi công xây dựng từ ngày 4/9/1920 và hoàn thành trong vòng 11 năm.
  Lăng Khải Định (Ứng Lăng) thuộc xã Thủy Bằng, được khởi công xây dựng từ ngày 4/9/1920 và hoàn thành trong vòng 11 năm. So với các lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, Ứng Lăng có diện tích nhỏ nhưng kiến trúc yêu cầu công phu, chi tiết nên rất tốn thời gian.
Lăng Khải Định có nhiều nét kiến trúc giao thoa độc đáo
Lăng Khải Định có nhiều nét kiến trúc giao thoa độc đáo, người mê kiến trúc khi tới đây chắc chắn sẽ trầm trồ vì tính nghệ thuật và sự tính toán tỉ mỉ trong thiết kế của công trình này.
lăng Đồng Khánh (Tư Lăng) là điểm đến lý tưởng tuần nghỉ lễ 30/4 - 1/5 dành cho những người yêu thích kiến trúc
Nằm giữa lăng Tự Đức và lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh (Tư Lăng) là điểm đến lý tưởng tuần nghỉ lễ 30/4 - 1/5 dành cho những người yêu thích kiến trúc lăng tẩm triều Nguyễn. Tư Lăng xây dựng trong tình cảnh đất nước khá rối ren và kéo dài việc xây dựng trải dài 4 đời vua (1888-1923) nên không chỉ đậm nét nghệ thuật truyền thống mà còn pha lẫn các giá trị kiến trúc phương Tây. 
Nhiều người nhận thấy kiến trúc lăng Đồng Khánh được "Âu hóa" từ kiến trúc, vật liệu xây dựng đến cách trang trí.
Nhiều người nhận thấy kiến trúc lăng Đồng Khánh được "Âu hóa" từ kiến trúc, vật liệu xây dựng đến cách trang trí. Nhà bia ở đây kết hợp giữa kiến trúc Á Đông và kiến trúc Romance. 
Toàn cảnh bảo tàng nhìn từ bên ngoài.
Khi tới Huế, bạn có thể tham quan tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình, nơi lưu trữ các bảo vật quý hiếm từ thời xưa như: ngai vàng, kiệu vua, sập gụ, tủ chè, tranh thơ, ngự chế, đồ sành,...
du-lịch-Huế-ivivu-7
Không thể bỏ lỡ chùa Thiên Mụ khi tới Huế, một danh lam thắng cảnh được xếp hạng bậc nhất của vùng đất cố đô. Trước cửa chùa có tháp kiến trúc hình bát giác với 6 tầng đều nhau nhưng thu nhỏ dần khi lên trên đỉnh. 
chùa Thiên Mụ Huế
Mỗi tầng đều có một mái nhỏ chìa ra, đường nét trang trí rất tinh vi, đều đặn và sinh động. Khuôn viên chùa Thiên Mụ luôn toát ra vẻ thơ mộng và cổ xưa của Huế. Vì thế, không chỉ người yêu kiến trúc mà những ai khao khát tìm tòi về văn hóa, lịch sử nước nhà đều mong muốn được tới tham quan chùa Thiên Mụ ít nhất một lần.