Nhức nhối lừa đảo mạng như đọc sách nhận lương, khóa tu mùa hè, cần người giữ hộ tiền

Bên cạnh các hiện tượng lừa đảo mạng trực tuyến phổ biến như ứng dụng giả mạo ví điện tử, sàn tiền ảo, cài phần mềm dịch vụ công giả mạo,… những chiêu trò mới như lừa đảo “đọc sách nhận lương”, "cần người giữ hộ tiền", "khóa tu mùa hè"… cũng đang khiến nhiều người trở thành nạn nhân với hệ lụy vô cùng lớn.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa có cảnh báo tới người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến đang có nguy cơ bùng nổ tại Việt Nam, gây ra những thiệt hại lớn cho người dùng. Trong đó, ngoài chiến dịch lừa đảo trực tuyến mới qua email, 6 hình thức lừa đảo còn lại có thể khiến nhiều người phải bất ngờ như lừa đảo đọc sách nhận lương, lừa chiếm đoạt tiền tỷ của phụ huynh đăng ký khóa tu mùa hè, ứng dụng lừa đảo tiền điện tử, lừa đảo trên sàn tiền ảo, lừa đảo bằng chiêu “cần người giữ tiền hộ”, lừa cài phần mềm dịch vụ công giả mạo...
1.    Lừa đảo email chủ đề “tiền lương”
Đánh vào tâm lý phổ biến của người dùng, thời gian gần đây, các đối tượng xấu đang gửi đi các email lừa đảo với chủ đề “tiền lương” khiến người dùng bị đánh lừa, mở ra các file tài liệu có mã độc đính kèm. Để mở được tài liệu này (world), nạn nhân cần nhập mật khẩu được cung cấp trong email và phải cấp quyền cho phép chỉnh sửa, sau đó nhấn đúp vào biểu tượng máy in trong tài liệu để xem biểu đồ lương. Lợi dụng các thông tin cá nhân được người dân cung cấp, các đối tượng sẽ tấn công và chiếm đoạt tài sản trên thiết bị của nạn nhân.

lua-dao-email-tien-luong-1711534877.jpg
 

Cục An toàn thông tin cảnh báo người dân nên cẩn trọng kiểm tra lại nguồn gửi, địa chỉ email, nếu thấy nghi ngờ cần xác minh lại với bộ phận có liên quan trước khi mở các tệp world như trên. Bên cạnh đó, cần tăng cường các giải pháp bảo mật an toàn thông tin trên thiết bị như các phần mềm diệt virus, thường xuyên thay đổi mật khẩu email, cài đặt bảo mật 2 lớp….

2.    Lừa đảo ứng dụng tiền điện tử

Nhà phát triển ví điện tử Leather mới đây đã đưa ra những cảnh báo về các ứng dụng giả mạo của họ trên App Store. Thực tế, đơn vị này chưa từng cung cấp dịch vụ trên iOS. Cục An toàn thông tin cho biết, đã ghi nhận một số trường hợp người dùng báo cáo việc bị đánh cắp tiền điện tử từ các ứng dụng giả mạo như vậy.

Cục khuyến cáo người dân, nếu lỡ đăng nhập ứng dụng giả mạo với các thông tin của bản thân, cần nhanh chóng chuyển tiền điện tử sang một ví điện tử khác an toàn hơn, không nên truy cập vào các đường link nhận được qua tin nhắn và cảnh giác với các yêu cầu cài đặt phần mềm.

bitcoin-1710323069.jpeg
Việt Nam chưa thừa nhận tính pháp lý của tiền ảo cũng như các sàn giao dịch tiền ảo.

3.    Mất tiền vì cài phần mềm dịch vụ công giả mạo

Mặc dù Cục An toàn thông tin đã liên tục phát các thông báo, cảnh báo tới người dân, tổ chức và doanh nghiệp về hình thức lừa đảo này, tuy nhiên thực tế vẫn có nhiều người dân “sập bẫy”. Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trước những cuộc gọi, tin nhắn lạ tự xưng là cán bộ cơ quan chức năng, không làm việc và cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại… Đặc biệt cẩn trọng trước các yêu cầu chuyển tiền của người lạ.

4.    Lừa đảo đọc sách nhận lương

Đây là hình thức lừa đảo đang rộ lên thời gian qua, được xem là biến tướng của hình thức “thực hiện nhiệm vụ” để “nhận thưởng”. Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên đề cao tinh thần cảnh giác để tránh trở thành “mồi ngon” cho các đối tượng lừa đảo.

5.    Lừa bán khóa tu mùa hè giả mạo

Vào thời điểm trẻ em sắp được nghỉ hè, các quảng cáo liên quan vấn đề này lại càng nở rộ khiến cho nguy cơ lừa đảo lại càng gia tăng. Một vụ việc điển hình được nhắc tới gần đây là những kẻ lừa đảo đã lập trang mạng xã hội “tu sinh mùa hè” và lừa một phụ huynh tại Hà Nội tới 2,8 tỷ đồng. Chính vì vậy, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cẩn trọng khi tìm hiểu thông tin về các khóa học trên mạng xã hội, đặc biệt là không tham gia các hội, nhóm không có thông tin rõ ràng, minh bạch.

lua-dao-khoa-tu-mua-he-1711534720.jpg
Khi có nhu cầu cho con tham gia các khóa tu mùa hè, phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng, check thông tin từ những nguồn chính thức, rõ ràng.

6.    Lừa đảo "cần người giữ hộ tiền"

Hình thức lừa đảo này cũng đã xuất hiện từ nhiều năm trước, tuy nhiên với việc các đối tượng liên tục thay đổi chiêu trò vẫn khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin sập bẫy. Kẻ gian sẽ thiết lập các tài khoản mạng xã hội giả mạo, đăng hình ảnh, bài viết cho thấy bản thân là những người uy tín, là bác sĩ, doanh nhân, kỹ sư nước ngoài… để kết bạn với nạn nhân. Sau đó viện nhiều lý do có vẻ hợp lý để “nhờ người giữ tiền hộ"…

Khi nạn nhân tin tưởng vào lời nhờ vả kể trên, các đối tượng lại giả danh nhân viên chuyển hàng quốc tế, nhân viên sân bay để liên lạc yêu cầu gửi các loại phí, thuế... thì mới nhận được gói hàng chứa ngoại tệ.

Quá trình điều tra của cơ quan chức năng vừa qua đã phát hiện một băng nhóm lừa đảo xuyên biên giới, từng chiếm đoạt số tiền gần 100 tỷ đồng của nhiều nạn nhân tại Việt  Nam.