Phong cách điều hành "lạ" của các tỷ phú ngành công nghệ

Các CEO công nghệ thường có cách điều hành “lạ” với những quy định kiểu như quy tắc "hai chiếc bánh pizza" hay “thẩm vấn” nhân viên để thúc ép họ hoàn thành nhiệm vụ….

“Nhà quản lý nano” Elon Musk – CEO Tesla

elon-17168182741281159744162-1716868254.png
 

Musk thừa nhận bản thân không thích giao hết toàn bộ công việc cho cấp dưới và tự đánh giá mình là “nhà quản lý nano”. Musk từng bày tỏ với nhân viên rằng ông thực sự muốn đích thân phê duyệt tất cả những nhân viên mới.

Khác với nhiều nhà lãnh đạo khác, Musk luôn khuyến khích nhân viên hạn chế tổ chức các cuộc họp và ủng hộ sự công bằng trong sự kết nối giữa lãnh đạo và nhân viên: “Hãy rời khỏi cuộc họp hoặc ngừng cuộc gọi ngay khi thấy rõ rằng bạn không tạo thêm giá trị” hay “Bạn hoàn toàn có thể nói chuyện với lãnh đạo của người quản lý của bạn mà không cần sự cho phép của anh ấy”, Musk nhấn mạnh trong một email nội bộ.

Quy tắc “hai chiếc bánh pizza” của Giám đốc điều hành Amazon - Jeff Bezos

ceo-amazon-1716868287.jpg
 

Jeff Bezos được biết đến với cách điều hành sử dụng quy tắc “hai chiếc bánh pizza” tại các cuộc họp. Quy tắc này có nghĩa là số người tham gia một cuộc họp chỉ đủ để ăn 2 chiếc bánh pizza. Vị CEO này cho rằng khi càng có nhiều người thì hầu hết các cuộc họp sẽ càng kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, Jeff Bezos cũng cấm các nhân viên sử dụng PowerPoint trong các cuộc họp mà phải chuẩn bị các bản ghi nhớ. Bởi theo ông các bài thuyết trình bằng PowerPoint sẽ che đậy các ý tưởng, làm phẳng mọi ý thức và bỏ qua sự kết nối bên trong của các ý tưởng. Trong khi với bản ghi nhớ chúng ta có thể tạo ra những cuộc tranh luận có giá trị.

Tim Cook và những màn “thẩm vấn” nhân viên

tim-cook-1716868300.jpg
 

CEO của Apple nổi tiếng là lãnh đạo có cách cư xử ôn hòa nhưng ông cũng thường xuyên “thẩm vấn” nhân viên bằng một loạt câu hỏi để đảm bảo họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Một cựu nhân viên của Apple từng nhận xét về Tim Cook: Anh ấy sẽ hỏi bạn 10 câu và nếu bạn trả lời đúng, anh ấy sẽ hỏi bạn thêm 10 câu nữa. Trong một năm, nếu bạn vượt qua thì anh ấy sẽ bắt đầu hỏi bạn 9 câu tuy nhiên nếu bạn sai 1 câu anh ấy sẽ hỏi bạn 20 thậm chí là 30 câu.

Mark Zuckerberg “không thích ủy thác trách nhiệm”

ceo-meta-1716868320.png
 

Giám đốc điều hành của Meta đưa ra quan điểm các nhà lãnh đạo nên tự quyết định và tham gia vào càng nhiều việc càng tốt.

Ông cũng từng thẳng thắn bày tỏ trong một phiên hỏi đáp nội bộ năm 2023 là ông không đánh giá một tổ chức có quá nhiều nhà quản lý là lý tưởng. Có lẽ vậy nên Meta là một trong những công ty công nghệ đã cắt giảm nhiều nhân sự nhất.

Ngoài ra, Mark Zuckerberg thường xuyên xuất hiện với hình ảnh một chiếc áo phông xám cho dù đó là những sự kiện quan trọng của Meta. CEO này lý giải: "Mỗi ngày thức dậy, tôi đều đang phục vụ rất nhiều người. Vì vậy, tôi thấy tôi không cần dành quá nhiều năng lượng của mình cho những thứ ngớ ngẩn hoặc phù phiếm trong cuộc sống của mình".

Jensen Huang – CEO Nvidia ứng dụng phương pháp duy trì cơ cấu tổ chức phẳng

nvidia-17026327075321872877878-1716868338.jpg
 

Các cuộc họp của Nvidia có điều đặc biệt ở chỗ sẽ không bị giới hạn bởi cấp bậc hay chức vụ. Jensen Huang nhấn mạnh, tất cả mọi người từ Phó Chủ tịch cho đến nhân viên cấp thấp đều có quyền được biết các thông tin của công ty và hoàn toàn có thể tham gia bất kỳ cuộc họp nào.

Business Insider từng đưa tin liên quan đến việc bùng nổ giá cổ phiếu của Nvidia: Jensen Huang đã trao cho nhân viên một khoản trợ cấp đặc biệt của Jensen để giúp nâng mức thưởng cổ phiếu của họ lên 25%.

Chính sách 20% thời gian của hai nhà đồng sáng lập Google

brin-page-1354-1672219772-jpeg-7466-1715010887-1716868353.jpg
 

Larry Page và Sergey Brin từng thực hiện chính sách 20% thời gian để khuyến khích nhân viên làm việc mỗi tuần nhằm phát triển những ý tưởng hay những dự án cho Google. Đây có thể coi là những dự án phụ bên cạnh công việc thường lệ của họ.

Theo đó, chính sách này đã tạo ra những sản phẩm đột phá như Adsense, Gmail, Google News.