Sân bay Long Thành với tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ USD gây "choáng váng" báo quốc tế

Siêu dự án sân bay Long Thành gây "sốt" báo mạng quốc tế vì quy mô đồ sộ, ước tính vốn đầu tư gần 20 tỷ đòng và có thể đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng không của 100 triệu hành khách mỗi năm.

Sân bay Quốc tế Long Thành là siêu dự án mang tính biểu tượng đang dần xây dựng. Được báo The Design Air ca ngợi là "một trong những dự án phát triển sân bay độc đáo nhất toàn cầu", công trình hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển đáng kể ngành du lịch của Việt Nam.

h1
Các công trình phục vụ quản lý bay có tổng diện tích khoảng 70.000m2. (Ảnh: Hà Anh Chiến - Báo Lao động).

Nằm cách TP HCM chỉ hơn 40km, Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành (LCH) được kỳ vọng sẽ trở thành cứ điểm quan trọng trong mạng lưới hàng không của khu vực. Giai đoạn 1 của dự án xây dựng LCH đang được triển khai với tổng vốn đầu tư lên tới 7 tỷ USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Sự ra đời của LCH sẽ không chỉ giảm tải cho Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đông đúc ở TP. HCM mà còn mở ra cơ hội kết nối khu vực và quốc tế mới cho Việt Nam. Cảng sẽ trở thành trung tâm trung chuyển của các hãng hàng không trong và ngoài nước, thúc đẩy du lịch và thương mại khu vực Đông Nam Á.

Toàn cảnh dự án sân bay Long Thành đang triển khai thi công đồng loạt nhiều gói thầu.
Toàn cảnh dự án sân bay Long Thành đang triển khai thi công đồng loạt nhiều gói thầu với tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ USD. (Ảnh: Hà Anh Chiến - Báo Lao động).

Với việc bổ sung 3 nhà ga mới, sân bay Long Thành đặt mục tiêu phục vụ 100 triệu hành khách mỗi năm, chỉ kém một chút so với Istanbul - sân bay lớn và đắt nhất thế giới của Thổ Nhĩ Kỳ với mức giá xây dựng đáng kinh ngạc là 12 tỷ USD. Dự án sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn, nhà ga đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2040. Khi hoàn thiện, sân bay này dự kiến sẽ vận chuyển khoảng 80% hành khách quốc tế. 

Động thái này đưa sân bay Long Thành bước vào hành trình trở thành một trong những trung tâm hàng không nhộn nhịp nhất thế giới. Trong một tuyên bố táo bạo, Design Air tiên đoán Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ trở thành trung tâm hàng không mới của Việt Nam, "soán ngôi" Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất hiện tại.

san-bay-long-thanh-1-16258897271
Hình ảnh thiết kế bên trong của sân bay Long Thành (Ảnh: VATM)

Với thiết kế đột phá theo xu hướng "hub-and-spoke" (trung tâm và nan hoa), Long Thành sẽ có một không gian trung tâm rộng lớn kết nối với các cổng ra máy bay tỏa ra xung quanh. Đây là mô hình tương tự như những sân bay hiện đại hàng đầu thế giới như Istanbul, Mexico và Bắc Kinh.

Điểm khác biệt là sân bay Long Thành không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô hoành tráng, mà còn nổi bật với kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Bước vào sảnh chính, du khách sẽ ngỡ ngàng trước hồ ao sen lớn, tỏa hương thơm ngát, tạo cảm giác thư thái giữa không gian nhộn nhịp.

Dưới tán những cây cọ cao vút, mái che hình lá sen khổng lồ vươn cao, đón ánh sáng tự nhiên, tạo nên một không gian thoáng đãng và tràn ngập sắc xanh. Thiết kế độc đáo này cho thấy sự hòa hợp giữa kiến trúc hiện đại và vẻ đẹp thiên nhiên, mang đến cho du khách một trải nghiệm độc nhất vô nhị.

Hạng mục 3.500 tỷ đồng ở sân bay lớn nhất Việt Nam: Búp sen cao 123m, là
Tháp không lưu đang xây dựng đạt độ cao trên 72m, vượt tiến độ dự kiến. (Ảnh: VATM)

Theo Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM) đồng thời là đơn vị chủ đầu tư chia sẻ, khối lượng công việc tại công trình thành phần 2 "Các công trình quản lý bay" của sân bay Long Thành đang được thực hiện với tốc độ vượt trội. Đặc biệt, hạng mục Đài kiểm soát không lưu cao 123m, được coi là xương sống của dự án đã vượt tiến độ đáng kinh ngạc. Nhà thầu đang huy động nhiều nhân sự để đẩy nhanh khối lượng công việc ở đài kiểm soát không lưu sân bay Long Thành, đã vượt tiến độ 60 ngày, cao hơn 72m.

Trong một diễn biến mới nhất, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã thành công huy động 1,8 tỷ USD từ các ngân hàng để đầu tư vào dự án sân bay Long Thành. Được biết, 3 ngân hàng cho vay vốn trong thời hạn 20 năm là Vietcombank, VietinBank và BID. Biện pháp đảm bảo là tài sản hình thành từ dự án (các hạng mục được phép thế chấp) cho dù các tài sản này đang có hay sẽ hình thành trong tương lai.