Thuê 222 ha Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu làm dự án nghỉ dưỡng trong 50 năm

Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh đang được xem xét các yếu tố liên quan tới tác động môi trường khi thuê hơn 200 ha đất của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Phước Bữu trong 50 năm để triển khai dự án.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành tham vấn ý kiến liên quan đến đánh giá tác động môi trường của việc Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh thuê đất tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Phước Bữu trong vòng 50 năm. Dự án có quy mô 222 ha, nằm trong phân khu dịch vụ hành chính thuộc Tiểu khu 30 của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Một mặt dự án giáp tỉnh lộ 328, mặt còn lại giáp Khu du lịch sinh thái phức hợp Hồ Tràm. Vị trí đắc địa này mang đến cho dự án nhiều lợi thế về giao thông và cảnh quan.

Thuê 222ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp - 2
Vị trí Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu trên bản đồ trực tuyến (Ảnh: Google Maps).

Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh có quy mô lớn với 56 căn bungalow, 3 trung tâm nghỉ dưỡng cùng các hạng mục khác như tháp quan sát, khu tắm thảo dược, khu thiền, nhà hàng, phục vụ gần 10.700 khách lưu trú và khách vãng lai. Với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng, dự án hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho khu vực và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Điểm đáng chú ý của dự án là Ban quản lý dành riêng 30 tỷ đồng cho các hạng mục bảo vệ môi trường, thể hiện cam kết xây dựng dự án bền vững, thân thiện. Dự án sẽ khởi công vào tháng 10/2024 và dự kiến hoàn thành, đi vào hoạt động vào tháng 11/2026.

Một góc trên cao Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bữu. Ảnh cắt từ video: Vũ Thịnh
Hình ảnh từ trên cao chụp một góc ven biển của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bữu (Ảnh cắt từ video: Vũ Thịnh).

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho thấy, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh sử dụng hơn 10,8 ha đất rừng tự nhiên để xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, 7,3 ha đất làm đường giao thông nội bộ, 17 ha làm vườn cảnh và 7 ha đất mặt nước. Phần diện tích rừng còn lại sẽ giữ nguyên trạng để phục vụ du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, dự án cũng vấp phải những lo ngại về tác động môi trường tiềm tàng. Theo báo cáo ĐTM do chủ đầu tư công bố, dự án sử dụng hơn 10,8 ha đất rừng tự nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Đây chính là khu vực rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn tương đối nguyên vẹn của nước ta. Trước những lo ngại này, chủ đầu tư cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phối hợp với ban quản lý khu bảo tồn để giám sát đa dạng sinh học, nghiêm cấm các hành vi xâm hại sinh vật rừng và săn bắt động vật hoang dã.

Thuê 222ha khu bảo tồn thiên nhiên làm dự án nghỉ dưỡng cao cấp - 1
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn lại ở miền Đông Nam Bộ (Ảnh: NOVAWORLD).

Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trong quá trình thẩm định báo cáo ĐTM của dự án. Việc dự án có được phê duyệt hay không sẽ phụ thuộc vào đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học về tính khả thi và giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường.

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh được quy hoạch theo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bữu tính đến năm 2030. Sau khi hoàn thành, dự án hứa hẹn mang đến một điểm đến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, thu hút du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường vẫn là bài toán cần được giải quyết thấu đáo.

Diện mạo mới của NovaWorld Ho Tram gây ấn tượng với khách tham quan |  baotintuc.vn
Novaworld Hồ Tràm - một trong những khu du lịch nức tiếng của huyện Xuyên Mộc (Ảnh: baotintuc).

Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) từng được mệnh danh là "thủ phủ du lịch" của khu vực phía Nam với những "cơn sốt" bất động sản nghỉ dưỡng sôi động vài năm trước. Nổi bật là khu vực ven biển gần cung đường Trần Vĩnh Lộc, nơi tập trung hàng loạt dự án quy mô lớn như Novaworld Hồ Tràm, The Grand Ho Tram,... Tuy nhiên, trái ngược với sự sôi động trước đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của địa phương hiện chìm trong cảnh trầm lắng và ảm đạm kéo dài gần hai năm qua.