Việt Nam quyết làm siêu dự án lớn nhất lịch sử, Nhật Bản 3 lần đánh tiếng, Trung Quốc 2 lần ngỏ ý hợp tác, công nghệ đằng sau đỉnh cao ra sao?

Siêu dự án đường sắt cao tốc huyết mạch 67 tỷ USD của Việt Nam được rất nhiều nước lớn trên thế giới ngỏ ý hỗ trợ.

Ảnh minh họa

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tại buổi Toạ đàm "Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức" nhằm làm rõ các vấn đề dư luận xã hội quan tâm liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, diễn ra chiều 29/10/2024, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường sắt cao tốc sẽ là dự án có mức đầu tư công lớn nhất lịch sử.

Thực tế, dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam được rất nhiều nước lớn trên thế giới quan tâm. Vào tháng 12/2022, tại buổi làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, Nhật Bản đã bày tỏ sự quan tâm tới dự Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, cam kết sẽ tìm kiếm, kết nối doanh nghiệp có thể tham gia dự án này của Việt Nam.

Vào tháng 3/2024, tại buổi làm việc giữa Bộ Tài chính hai nước Việt Nam và Nhật Bản, đại diện Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết quan tâm, sẽ cung ứng vốn vào dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Vào tháng 6/2024, tại buổi làm việc giữa Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki và Bộ trưởng GTVT, phía Nhật Bản cho biết rất quan tâm, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam trong đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, trong đó có các dự án mới như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc cũng đã 2 lần ngỏ ý hợp tác dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam của Việt Nam. Cụ thể, tại cuộc gặp Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vào 28/8/2024, ông Wang Hai Huai, Tổng Giám đốc của Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) ngỏ ý và cho biết đang theo sát các dự án giao thông quan trọng của Việt Nam như đường sắt cao tốc Bắc Nam, các dự án hạ tầng kết nối giữa Trung Quốc - Việt Nam, các tuyến Metro ở Hà Nội và TP HCM.

Vào 6/11/2024, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn. Gặp Thủ tướng, CRCC - tập đoàn xây dựng đường sắt hàng đầu Trung Quốc, bày tỏ mong muốn được tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam và các dự án hạ tầng quy mô lớn của Việt Nam.

Vào tháng 11/2024, chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được thông qua. Với tổng vốn đầu tư hơn 67 tỷ USD, tuyến đường này dài 1.545 km, kết nối 20 tỉnh thành từ Hà Nội đến TP.HCM, khi hoàn thành, thời gian di chuyển giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước sẽ được rút ngắn từ hơn 30 giờ xuống chỉ còn 6 giờ, nếu tốc độ thiết kế đạt 350 km/h.

Thực tế, Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia hàng đầu về công nghệ đường sắt cao tốc. Với Nhật Bản, công nghệ HSR (Shinkansen) là công nghệ đường sắt cao tốc nổi tiếng trên toàn thế giới. Tàu Shikansen có hình dáng mũi dài, được thiết kế giúp giảm sức cản của không khí, còn có các vấn đề khác như giảm áp suất khí quyển trong các đoạn đường hầm, biện pháp khắc chế sự rung lắc của phần đuôi, môi trường điều khiển của nhân viên lái tàu phải có được sự đảm bảo về tầm nhìn bao quát.

Về đường ray, công nghệ HSR sử dụng đường ray đặc biệt với khoảng cách giữa các thanh ray khác biệt so với đường ray thông thường, giúp giảm ma sát và tăng tốc độ. Cùng với đó, hệ thống tàu sử dụng hệ thống định vị vệ tinh và cảm biến để theo dõi và điều chỉnh tốc độ, giúp đảm bảo an toàn và chính xác.

Một hệ thống kiểm soát tàu tự động được áp dụng để tránh tai nạn bằng cách duy trì khoảng cách an toàn giữa các tàu, đồng thời ngăn không để tốc độ vượt quá giới hạn cho phép bằng cách dùng phanh tự động. Tất cả các tàu đều được giám sát và kiểm soát bằng các hệ thống vi tính kiểm soát giao thông.

Với Trung Quốc, Tập đoàn cục điện khí hóa xây dựng đường sắt Trung Quốc cho biết, nước này sở hữu phương pháp xây dựng tự động hiện đại hàng đầu thế giới. Công nghệ này đã được thử nghiệm và thông qua để sử dụng trong các công trình đường sắt cao chất lượng cao.

Trong đó, việc triển khai robot xây dựng đường sắt điện khí hóa trên cao ở quy mô lớn là một cột mốc quan trọng trong ngành công nghiệp, chứng minh máy móc có thể đảm nhiệm phần lớn công việc tốn sức lao động, bao gồm xây dựng đường sắt cao tốc.

Xây dựng đường sắt bao gồm nhiều công việc như đào đất, ủi đất, đặt đường ray, xây dựng cầu và đường hầm, lắp hệ thống báo hiệu và liên lạc. Đây là cơ sở hạ tầng tốn kém, đòi hỏi lượng lớn lao động chân tay cũng như chuyên gia có trình độ và kỹ năng. Nhiều năm trước đây, dự án đường sắt là công việc rất nguy hiểm.