Đón sức bật khu Đông Hà Nội

Với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng cùng hàng loạt siêu đô thị, thị trường bất động sản khu vực phía Đông Hà Nội được dự báo sẽ là tọa độ mới trong tương lai.

Nếu như cách đây khoảng 5 năm, bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội bùng nổ sau khi mở rộng địa giới hành chính; thì gần đây, thị trường bất động sản phía Đông đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Bất động sản phía đông Hà Nội đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: Vinhomes

"Đòn bẩy" từ bất động sản phía Đông

Một điểm mạnh và có sức hút lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước là sự hội tụ của các đại đô thị lớn với sự tham gia ngày càng nhiều của các “ông lớn” trong ngành bất động sản như: Vingroup, Ecopark, Masterise, T&T, BRG Group, Eurowindow… 

Đơn cử như Tập đoàn Vingroup đã có hàng loạt dự án giá trị hàng tỷ USD. Chỉ với riêng 3 dự án Vinhomes Ocean Park 1, 2 và 3 của Vingroup, quy mô đã lên tới 1.200ha, thu hút một lượng lớn cư dân dịch chuyển dần về bờ đông. Các đại đô thị này đã tạo nên diện mạo đô thị hiện đại mới với đầy đủ những tiện ích dịch vụ gồm trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, công viên, vui chơi giải trí đẳng cấp... 

Hạ tầng ngày càng hoàn thiện là một lực đẩy mạnh mẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phía đông Hà Nội phát triển. Ảnh: VnExpress

Bên cạnh đó, loạt công trình giao thông trọng điểm được đẩy nhanh tốc độ triển khai cũng đang trở thành lực đẩy cho khu vực này trở nên sôi động hơn. Khu vực Đông Hà Nội có vị trí kết nối huyết mạch, vì vậy được chú trọng phát triển nhiều dự án giao thông hiện đại trong việc kết nối liên kết vùng mở không gian phát triển mới. Các tuyến đường như Quốc lộ 5A, Quốc lộ 5B, các đường vành đai 3,4,5... ; đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị; đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời - Đặng Xá đến xã Lệ Chi đang được nâng cấp… Đột phá quan trọng phải kể đến mạng lưới cây cầu bắc qua sông Hồng như cầu Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy đi vào vận hành đã thu hẹp khoảng cách phát triển giữa 2 bên bờ sông. Trong tương lai, hạ tầng khu Đông Hà Nội còn được nâng cấp bởi các tuyến đường sắt Metro cũng góp phần tạo nên thế mạnh thu hút đầu tư.

Tất cả các tuyến hạ tầng trọng điểm này sẽ tạo cho khu Đông Hà Nội có không gian phát triển mới, giãn được mật độ dân cư ra khỏi khu vực nội đô đang quá tải, góp phần tạo “đòn bẩy” giúp thị trường bất động sản tăng trưởng hơn.

Có thực sự "màu mỡ"?

Có thể nói, năm 2023, mặc dù Chính phủ đã có các cơ chế chính sách đồng hành hỗ trợ cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phục hồi. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn khiến cho doanh nghiệp và nhà đầu tư điêu đứng.

Trong bối cảnh đó, khu vực phía Đông Hà Nội đang được xem là “tọa độ mới” của bất động sản Thủ đô với nhiều kỳ vọng. Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, các dự án đại đô thị được mở ra với hệ tiện ích phong phú, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho khu vực bất động sản nơi đây.

PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kính tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Baodautu

Nhận định về “bức tranh” khu vực này, PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng, mặc dù là thị trường đi sau nhưng nhờ lợi thế về hạ tầng giao thông, quỹ đất, cơ chế mà khu vực này có sức hút đáng kể. Do đó, rất nhanh chóng khu vực này sẽ trở thành điểm đến lý tưởng trên bản đồ đầu tư tại thị trường bất động sản. 

Nói về cơ hội đầu tư, ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, khu vực nào có quỹ đất dồi dào, đầu tư bài bản về hạ tầng giao thông, tư duy phát triển hiện đại thì nơi đó sẽ thu hút sự phát triển của các nhà đầu tư. Những điểm này lại là lợi thế của khu Đông.

Bà Vũ Hà Thu, Phó Tổng giám đốc Newstarland cho biết, ở góc độ doanh nghiệp phát triển dịch vụ bất động sản thì hiện nay, người dân không còn quá quan trọng việc ở vùng ven Thủ đô mà nếu khu vực được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng, thì dù có xa nhưng thuận lợi di chuyển họ vẫn sẽ đổ về sinh sống.

Tiến sĩ Trần Xuân Lượng, chuyên ngành Bất động sản (Đại học Kinh tế quốc dân). Ảnh: laodong.vn

Nhìn từ quy hoạch, Tiến sĩ Trần Xuân Lượng, chuyên ngành Bất động sản (Đại học Kinh tế quốc dân), cho biết, theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030 và tầm nhìn 2050, phía Đông Hà Nội được định hướng phát triển thành trung tâm hành chính, thương mại quốc tế, công nghệ kỹ thuật cao, đô thị hiện đại của thủ đô. 

Đặc biệt, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, lực cầu tại đây vẫn rất mạnh mẽ đến từ làn sóng dịch chuyển của dân cư từ khu vực nội đô cũng như tầng lớp trung lưu mong muốn có không gian sống tiện ích, đồng bộ, chất lượng cao. Bên cạnh đó, với dòng vốn FDI thời gian tới cũng góp phần kéo theo nhu cầu về nơi ở cao cấp cho các chuyên gia quốc tế tăng mạnh... Theo đó, dự báo, thị trường bất động sản khu vực phía Đông Hà Nội sẽ sôi động trong thời gian tới.