Do đóng cửa thời gian dài nên các ki - ốt tại dự án khu tái định Cư Đồng Tàu (Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, vỉa hè và nền đất sụt lún, gây lãng phí và mất mỹ quan đô thị.
Đi qua khu tái định cư Đồng Tàu, nhiều người không khỏi bất ngờ khi hàng loạt ki - ốt tại tầng của các tòa nhà đóng cửa bỏ không.Hàng loạt ki - ốt tại các tòa nhà như N1, N4, N9, N10 thuộc dự án khu tái định cư Đồng Tàu cửa đóng then cài suốt 2 năm, một số ki - ốt thậm chí còn bị quây tôn.Do đóng cửa thời gian dài nên các ki - ốt rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, vỉa hè và nền đất sụt lún.Theo UBND TP Hà Nội, căn cứ Quyết định số 03/2021 ngày 10/3/2021 việc đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại khu tái định cư Đồng Tàu do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội chịu trách nhiệm.Ngày 18/3/2022 và ngày 16/8/2022, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Văn bản số 1748 và Văn bản số 5851 phê duyệt Kế hoạch đấu giá 14.012m2 diện tích kinh doanh dịch vụ tại các toà nhà N1, N4, N9 của dự án.Sau đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã tổ chức đấu giá quyền thuê lần 1 với 59 điểm bán hàng, tổng diện tích 14.012m2. Nhưng chỉ có 9 điểm có người tham gia đấu giá và thuê lại, với diện tích 965,14m2. Còn 13.046m2 diện tích (tương đương 50 ki-ốt) còn lại do đấu giá chưa thành công, công ty sẽ tiếp tục triển khai đấu giá lần 2.Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết, công tác đấu giá sẽ được tiến hành sau khi bố trí vốn triển khai theo quy định. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, đa số các ki - ốt vẫn bỏ không.Phía trước các ki - ốt được tận dụng làm nơi dừng đỗ xe, thậm chí còn bị biến thành nơi đón trả khách của một số nhà xe.Được biết, dự án khu tái định cư Đồng Tàu bao gồm 10 tòa nhà (N1 - N10), được đưa vào sử dụng từ năm 2006 nhằm phục vụ tái định cư cho dự án nút giao thông Ngã Tư Sở và cải tạo bờ sông Tô Lịch.Dự án có diện tích gần 10ha, với gần 700 căn hộ, phục vụ hàng nghìn người dân sinh sống, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội được giao quản lý khu vực này.
Liên quan đến dự án khu tái định cư Đồng Tàu, từ nhiều năm qua, cư dân sinh sống tại đây liên tục gửi đơn kiến nghị về việc các tòa nhà xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống nhưng chưa được hỗ trợ cải tạo…
Đô Thị Mới sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới về dự án này.
Sau 8 năm chậm tiến độ, công viên hồ Phùng Khoang bị điểm danh là dự án “điển hình” về lãng phí trên địa bàn TP. Hà Nội. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu phải hoàn thành dự án này vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hiện nay, tại Việt Nam đã xuất hiện các vi khuẩn kháng lại hầu hết kháng sinh hay còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Chính vì thế, Bộ Y tế phấn đấu thời gian tới sẽ triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện đạt ít nhất 30%.
Chính sách "nhỏ giọt" trong việc phân phối sản phẩm ra thị trường tạo tâm lý lo sợ khan hiếm hàng hóa, buộc người mua phải chấp nhận mức giá cao. Thậm chí, chủ đầu tư còn tận dụng thương hiệu quốc tế hoặc gắn mác "bất động sản hàng hiệu" để nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là chiến lược tiếp thị và bán hàng của các doanh nghiệp.
Phòng CSGT, Công an TP. HCM cho biết có 2 nguyên nhân chính dễ dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng giữa ô tô và xe máy gồm: Chuyển hướng không đúng quy định, thiếu chú ý quan sát và vượt ẩu.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều bất cập khi giá nhà thương mại leo thang, nhà ở xã hội lại đang thiếu hụt nghiêm trọng, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi tại sao không mở rộng quỹ đất cho phân khúc này, để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân.
Dự kiến trong 2 ngày 11-12/1/2025, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn”. Sẽ có 5.800 phiếu mua hàng (mỗi phiếu trị giá 500 nghìn đồng) được tặng cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn để mua sắm tại đây.
Chị Nguyễn Thị Yến đã thuê phòng ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã nhiều năm. Ban đầu giá điện chủ nhà đưa ra là 3.500 đồng/số, nhưng mới đây tăng lên 4.500 đồng/số. Chị Yến chia sẻ, giá điện cao khiến tiền điện có khi gấp đôi, thậm chí vào tháng cao điểm mùa hè còn gấp ba lần tiền thuê nhà.
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp viễn thông phải ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật chậm nhất là 24h kể từ khi có yêu cầu.