Sự cố “màn hình xanh chết chóc” xuất phát từ một bản cập nhật phần mềm lỗi của CrowdStrike, diễn ra đối với hệ thống máy tính chạy hệ điều hành Windows của Microsoft hồi tháng 7 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp, tổ chức bao gồm các sân bay, ngân hàng, siêu thị, đài truyền hình… trên thế giới rơi vào tình trạng ngưng trệ, gián đoạn hoạt động. Đây là một trong những sự cố máy tính mang tính toàn cầu nghiêm trọng hàng đầu trong suốt nhiều năm trở lại đây, vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của CrowdStrike, khiến hàng loạt khách hàng lớn dự định ký kết các hợp đồng mới với công ty rời đi.
Theo báo cáo mới, CrowdStrike cho biết, giá trị các hợp đồng bịt “tuột tay” này lên đến 60 triệu USD, được ghi nhận trong vài tuần cuối cùng của quý tài chính thứ 2. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành của công ty vẫn lạc quan rằng CrowdStrike vẫn có thể ký được các hợp đồng tài chính đã bị vuột mất trước khi năm tài chính kết thúc vào tháng 1/2025.
Tổng Giám đốc điều hành CrowdStrike là George Kurtz cho biết: “Sứ mệnh của chúng tôi vẫn còn và tốt đẹp, và tôi biết rằng những ngày tươi đẹp nhất của CrowdStrike vẫn đang ở phía trước”. Ông cũng đã xin lỗi về vai trò của công ty trong sự cố: “chúng tôi sẽ không bao giờ quên được, cam kết của tôi là đảm bảo điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Những ngày sau sự cố là một trong những ngày đầy thách thức nhất trong sự nghiệp của tôi vì tôi cảm nhận sâu sắc những gì khách hàng của chúng tôi đã trải qua”.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi các thỏa thuận trị giá 60 triệu USD mà CrowdStrike kỳ vọng sẽ hoàn tất trước khi sự cố công nghệ xảy ra thì đó cũng chỉ là cái giá nhỏ phải trả so với số tiền khổng lồ mà những người bị ảnh hưởng bởi sự cố này phải đối mặt.
Ví dụ: Delta Air Lines ước tính rằng hãng có thể nợ khách hàng 380 triệu USD sau khi sự cố ngừng hoạt động cho CrowdStrike gây ra đã làm hỏng hệ thống máy tính của hãng. Delta Air Line phải hủy khoảng 7.000 chuyến bay. Delta đã đe dọa sẽ kiện CrowdStrike, công ty thậm chí còn khăng khăng rằng hãng hàng không đang sử dụng sự cố công nghệ để làm cái cớ cho sự “vụng về” của mình.
CrowdStrike không cung cấp ước tính về chi phí pháp lý mà công ty có thể phải đối mặt do sự cố điện, nhưng cho biết các hóa đơn có thể sẽ không quá lớn.
Burt Podbere, Giám đốc tài chính của CrowdStrike cho biết trong một cuộc họp mới đây với các nhà đầu tư: “Các thỏa thuận với khách hàng có các điều khoản hạn chế trách nhiệm pháp lý của chúng tôi và chúng tôi duy trì chính sách bảo hiểm nhằm giảm thiểu tác động tiềm ẩn của một số khiếu nại nhất định.