Những người tham gia biểu tình cho hay việc Temu phạt người bán một cách vô lý, găm giữ các khoản doanh thu quá lâu dù hàng đã bán và rất nhiều chính sách khác đã khiến khách hàng phẫn nộ.
Thực tế, Temu mới chỉ thành lập được 2 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành đối thủ đáng gờm của Amazon tại Mỹ. Từ đó, giúp công ty mẹ PDD vượt mặt Alibaba để trở thành hãng TMĐT có tổng mức vốn hóa lớn nhất Trung Quốc.
Theo thống kế từ nền tảng dữ liệu Marketplace Pulse, hiện có hơn 100.000 cửa hàng bán trên Temu đến từ Trung Quốc, tận dụng quy định không phải nộp thuế của hải quan Mỹ. Cụ thể, Luật hải quan Mỹ cho phép các hãng TMĐT Trung Quốc tránh phải trả thuế hay lệ phí với những lô hàng được vận chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng nếu có giá trị dưới 800 USD.
Đám đông người biểu tình đã căng biểu ngữ đòi lại tiền từ Temu. Ngoài ra, một số người đã đột nhập được vào văn phòng và ngồi lỳ ở đó yêu cầu được đại diện công ty giải quyết.
Trả lời phỏng vấn của CNN, hai nhà cung ứng xin được giấu tên trong cuộc biểu tình chia sẻ họ muốn phản đối chính sách phạt bất công của Temu và đòi một tỷ lệ hoa hồng đáng kể từ doanh số. Bên cạnh đó, việc giao hàng của Temu rất chậm, mô tả không đúng quy định về sản phẩm hoặc gửi sai hàng đều bị Temu phạt cao gấp 5 lần so với giá bán buôn của sản phẩm.
Không chỉ vậy, Temu còn tìm mọi cách để ưu đãi người mua như miễn phí trả hàng trong thời gian lên đến 90 ngày, miễn phí ship và chỉ được điều chỉnh giá sau mỗi 30 ngày. Đây đều là những chính sách “siêu hấp dẫn” với người mua nhưng lại khiến bên bán gặp nhiều khó khăn.
Một người bán khác tiết lộ, Temu đã đóng băng bất hợp phát khoản doanh thu 2 triệu Nhân dân tệ, tương đương với 276.000 USD dù thương vụ đã được hoàn tất. Người này cho biết khoản tiền trên là để trả lương cùng những chi phí khác nằm trong hoạt động kinh doanh trên Temu.
Đại diện Temu cho hay, quy mô của cuộc biểu tình không đến hàng trăm người như CNN đã chứng kiến mà chỉ là một vài nhà cung ứng vốn cũng đang hoạt động cho đối thủ Shein tại Quảng Châu. Họ không hài lòng với cách chúng tôi xử lý các vấn đề hậu bán hàng liên quan đến chất lượng và tuân thủ quy tắc, điều đó dẫn đến tranh chấp số tiền lên đến hàng triệu Nhân dân tệ. Tình hình hiện vẫn ổn định và Temu đang tích cực làm việc với bên bán hàng để tìm kiếm giải pháp.
Bày tỏ quan điểm với vấn đề này, hãng Sensor Tower nhận định, khi Temu giảm giá bất chấp, cắt các chi phí của bên bán hàng để chiều lòng người mua là hành vi nhắm đến ngắn hạn và tồn tại nhiều nguy cơ tiềm tàng.
Một ý kiến khác từ chuyên gia Ivy Yang của Wavelet Strategy: cách kinh doanh bất bình đẳng này sẽ phản tác dụng khi người mua chỉ muốn hàng rẻ hơn, nhanh hơn khiến bên bán dần không thể thu về lợi nhuận để duy trì hoạt động.
Kể từ khi ra mắt tới nay, Temu đã có hơn 600 triệu lượt tải xuống ở Mỹ và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất tại thị trường này năm 2023. Đồng thời, Temu cũng là ứng dụng được tải nhiều thứ 8 trên toàn cầu trong năm ngoái (số liệu từ Sensor Tower).