đấu giá đất
Đất đấu giá Hoài Đức hạ nhiệt: Dân đầu cơ đang dần "cạn vốn"?
Các chuyên gia cho rằng, các hội, nhóm đầu cơ đã đổ một lượng tiền lớn vào những lần đấu giá trước đó, trong khi thanh khoản chậm nên không còn đủ tài chính để tham gia thêm. Việc số lượng người tham gia ít đã giảm mức độ cạnh tranh, nhờ đó giá trúng cũng không bị đẩy lên quá cao.
Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?
Hai phiên đấu đất tới đây tại khu Lòng Khúc (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ giới đầu tư bất động sản, nhất là sau khi mức trúng cao kỷ lục 133 triệu đồng/m2 được thiết lập trong lần trước. Nhiều người đặt câu hỏi, đợt đấu giá này có tiếp tục chứng kiến những con số tương tự?
Nhiều người giàu lên nhờ buôn đất
Theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội, giá đất đang “nhảy múa” với tốc độ chưa từng thấy, nhiều cá nhân không tham gia sản xuất nhưng vẫn giàu lên nhờ đi “buôn đất”, đang làm méo mó thị trường, sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác nếu không được kiểm soát kịp thời.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Địa phương có thể điều chỉnh giá khởi điểm đấu giá đất nếu thấy không phù hợp
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, việc xác định giá khởi điểm đất đấu giá, theo quy định phải áp dụng bảng giá đất nhưng khi địa phương xây dựng hạ tầng khu đấu giá thấy giá đất còn thấp, không phù hợp, có thể điều chỉnh cục bộ.
Bù Gia Mập (Bình Phước): Dự án sửa chữa xong mới tổ chức đấu thầu gây nhiều tranh cãi
Gần đây, dư luận tại huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) đặc biệt quan tâm đến một dự án tại địa phương khi công trình sửa chữa trụ sở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng từ 4 tháng trước, nhưng đến tháng 9/2024 mới thực hiện các thủ tục đấu thầu công khai. Việc “xây dựng xong mới đấu thầu” đã gây xôn xao và đặt ra nhiều câu hỏi về quy trình, tính minh bạch trong quản lý dự án sử dụng ngân sách Nhà nước.
Bức tranh tương phản về đất đấu giá tại các tỉnh
Thời gian qua, một số địa phương thu về tiền sử dụng đất từ những cuộc đấu giá đạt mức cao thì không ít nơi lại gặp phải tình trạng trầy trật, giảm sâu nhưng không được ai chú ý.
Đồng Nai đấu giá 56 ha đất quy hoạch cụm công nghiệp
Tỉnh Đồng Nai quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất Cụm công nghiệp Long Giao, huyện Cẩm Mỹ với diện tích 56 ha.
Hà Đông (Hà Nội) sắp đấu giá 27 thửa đất, khởi điểm từ 22 triệu đồng/m2
Các thửa đất có diện tích 48 - 72,1 m2/thửa, nằm tại các khu: Khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đống Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B), phường Phú Lương; khu Sau Chùa (ký hiệu X8), phường Yên Nghĩa; Khu Dược (ký hiệu X7), phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Công khai người đấu giá cao rồi bỏ cọc: Chưa đủ sức răn đe
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, cũng đồng tình rằng việc "bêu tên" mà không có hình thức xử phạt đi kèm sẽ không mang lại hiệu quả cao. Ông cho rằng nhiều người vẫn sống theo hướng "đồng tiền làm mờ con mắt", vì lợi ích trước mắt mà vẫn sẵn sàng làm ngơ trước các hành vi sai trái.
Các nhà đầu tư không nên tham gia "tạo sóng" tại phiên đấu giá, để rồi chịu rủi ro
Bên cạnh các nhóm đầu cơ, “thổi” giá, tại các phiên đấu giá đất cũng có lượng lớn các nhà đầu tư, người có nhu cầu ở thực...tham gia chạy đua bởi tâm lý sợ bị bỏ lỡ.
Đất nền quanh khu vực đấu giá: Tưởng sôi động nhưng không dễ bán
Sau các phiên đấu giá “nóng bỏng” nhiều chủ đất đã dựa vào các mức giá trúng để tăng giá bán, lượng nhà đầu tư quan tâm đến đất nền vùng ven Hà Nội cũng đi lên nhưng lượng giao dịch không nhiều.
Hệ lụy sau đấu giá đất bất thường: "Nóng càng thêm nóng"
Nhận định ban đầu của đoàn kiểm tra tại các cuộc đấu giá là các địa phương đã kiểm soát chặt công tác tổ chức và việc giá trúng tăng cao so với giá thời điểm là đúng thực tế. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, điều nguy hiểm là sau đó, nhiều môi giới và nhà đầu tư lấy thông tin giá trúng để so sánh, tăng giá bán làm cho giá bất động sản vùng ven “nóng càng thêm nóng”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Công tác kiểm tra 2 cuộc đấu giá mới dừng ở mức đánh giá hồ sơ
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, về 2 phiên đấu giá đất huyện Thanh Oai và Hoài Đức, đoàn kiểm tra mới dừng ở mức đánh giá sơ bộ thông tin ban đầu và chưa làm việc với các bộ, ngành theo yêu cầu của Thủ tướng.
Hậu các phiên đấu giá, đất xung quanh khu vực bắt đầu rục rịch tăng
Dù hiện tại, giao dịch của các lô đất đấu giá tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) đã “đóng băng” nhưng đất một số khu vực xung quanh đã được rao bán tăng giá khá nhiều so với cách đây vài tháng.
Chuyên gia hiến kế ngăn chặn đấu giá “bất thường”: Yêu cầu nghĩa vụ cao hơn với người trúng giá
Để hạn chế những phiên đấu giá “bất thường” như thời gian qua, các chuyên gia cho rằng, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Trong đó, việc đặt ra yêu cầu cao hơn đối với người trúng giá cũng là một biện pháp quan trọng.
TS. Trần Xuân Lượng: Chỉ cần 2 người tại phiên đấu giá cũng có thể tạo nên giá thị trường
Theo TS. Trần Xuân Lượng – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, có nhiều yếu tố tác động đến các phiên đầu giá vừa qua, từ tâm lý xã hội đến các yêu tố cung cầu, pháp lý chính sách…nhưng cũng không loại trừ có những dấu hiệu móc ngoặc bên trong và bên ngoài, tạo kịch một kịch bản để đấu giá.
Tạm ngừng giao dịch đất đấu giá: Ai là người chịu thiệt?
Ngay sau khi các phiên đấu giá bị tạm dừng để các cơ quan chức năng điều tra, hàng loạt môi giới đã từng rao bán các lô đất trúng đấu giá tại Thanh Oai, Hoài Đức cho biết hiện các chủ sở hữu đất không tiếp tục bán nữa.
Đề xuất đánh thuế “mạnh tay” với người trúng đấu giá đất không sử dụng
Trước thực trạng các phiên đấu giá đất nền ven đô tăng mạnh và có dấu hiệu “thổi giá”, chuyên gia cho rằng, cần đánh thuê cao với hành vi tích lũy đất.
Đất đấu giá ngoại thành Hà Nội cao hơn một số khu vực trung tâm: Cần điều chỉnh bảng giá để tránh trục lợi
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố điều chỉnh bảng giá đất sát với thực tế để tránh trục lợi trong đấu giá.