Quy tắc giúp vay tiền mua nhà không áp lực

Việc cân đối các khoản nợ khi mua nhà là điều tiên quyết để khiến bạn tránh khỏi những rắc rối trong tương lai

Để có thể sở hữu một tài sản giá trị lớn như bất động sản hay xe cộ, đa số mọi người thường lựa chọn vay thế chấp ngân hàng. Thế nhưng không phải ai cũng biết sử dụng đòn bẩy về tài chính và làm sao để phù hợp với “sức khỏe” tài chính của mình.
Nhiều người thường lựa chọn chi nhiều tiền hơn mức khả năng chi trả để có thể mua một ngôi nhà và vô tình không hề biết đang mắc phải sai lầm. Khảo sát của CNBC cho biết, có tới 22% người trẻ mua nhà tại Mỹ hiện tại cảm thấy phải trả lãi quá cao cho các khoản vay thế chấp. 14% số người cảm thấy quá sức với việc phải gồng gánh trả nợ mua nhà.

Khi quyết định vay tiền mua nhà hoặc mua một sản phẩm gì đó giá trị, hãy xác định rõ khoản tiền cần vay cũng như rõ ràng về việc thu nhập của bạn như thế nào

Vì vậy, khi quyết định vay thế chấp, bạn cần lập lên kế hoạch ngân sách cẩn thận trước khi đặt bút ký vay tiền để tránh rơi vào cảnh khó khăn. Các chuyên gia tài chính thường đưa ra lời khuyên dành cho mọi người, hãy sử dụng quy tắc 28/36 để có thể cân đối nguồn vốn mua nhà từ nợ vay.
Quy tắc 28/36 này nói rằng, không nên chi quá 28% thu nhập của mình cho một chi phí sở hữu nhà ở và 36% thu nhập cho toàn bộ các khoản nợ. Hãy lưu ý rằng, thu nhập này chính là khoản còn lại của bạn sau khi đã trừ thuế.
Để có thể thực hiện quy tắc 28/36, hãy xác định chi phí để sở hữu một căn nhà được tính theo hàng tháng. Việc sở hữu sẽ bao gồm tiền gốc và lãi vay thế chấp cùng các khoản thuế, chi phí bảo trì trung bình (có thể giả định trung bình 2% giá trị của căn nhà), tiền môi giới… Sau đó, hãy tính toán tổng các khoản nợ gồm: nợ thẻ tín dụng, vay mua các sản phẩm khác, tiền cấp dưỡng, các khoản phải trả định kỳ trong gia đình, nuôi con.

Quy tắc 28/36 được nhiều người lựa chọn là quy tắc giúp bạn cân đối được các khoản vay của mình

Ví dụ: Bạn có thu nhập sau khi trừ thuế chính là 40 triệu đồng, tiền trả cho việc sở hữu căn nhà sẽ ở mức 11,2 triệu đồng. Tổng các khoản nợ tính trên thu nhập không được vượt quá mức 14,4 triệu đồng. Nếu trong trường hợp, sau khi cộng với khoản vay để mua nhà, tổng nợ của bạn vượt quá mức trên 20 triệu đồng (50% thu nhập) thì sẽ không đáp ứng được quy tắc 28/36.
Vậy phải làm sao khi vượt quá quy tắc 28/36? Nếu áp dụng quy tắc nhưng bạn đang phải trả nhiều hơn mức có thể chi trả, hãy cố gắng giảm gánh năng món nợ vay này trước khi có quyết định vay thêm. Có 2 chiến lược để có thể giảm nợ, đầu tiên chính là thanh toán hết các khoản nợ nhỏ nhất sau đó nỗ lực để trả các khoản nợ lớn hơn. Thứ 2 có thể lựa chọn trả hết nợ có lãi suất cao trước rồi mới tới các mức lãi suất thấp. Bên cạnh việc trả nợ, hãy cần tìm cách để tăng thu nhập từ nhiều công việc.

Thế nhưng, hãy áp dụng các quy tắc một cách linh hoạt, thoải mái tránh bị áp lực. Nhiều chuyên ra chỉ ra, lối sống sẽ giúp bạn chắc chắn hơn với quyết định sở hữu nhà và chọn thời điểm phù hợp. Đây cũng là cách nhiều người thực hành để có được sự an tâm về tài chính.

Trả nợ chính là việc quan trọng bởi, các khoản nợ tác động tới điểm tín dụng của bạn và điểm này là một trong các tiêu chuẩn quan trọng để phía ngân hàng phê duyệt các khoản vay cũng như lãi suất của các khoản này. Những người có điểm tín dụng cao thường dễ dàng vay tiền hơn người có tín dụng thấp, thậm chí có người còn vay được với lãi suất thấp hơn so với người khác.
Thế nhưng việc áp dụng quy tắc 28/36 cũng không nên quá cứng nhắc và máy móc để có thể linh hoạt trong việc thanh toán.