Ứng dụng chỉnh sửa ảnh AI của Bytedance vượt mặt ChatGPT với lượt tải kỷ lục

Ứng dụng chỉnh sửa video CapCut do ByteDance – công ty mẹ của TikTok sở hữu, có các tính năng GenAI, được người dùng TikTok, Douyin và Instagram ưa chuộng đã vượt mặt ChatGPT về số lượt tải trong tháng 7 vừa qua.

Cùng với CapCut, nhiều ứng dụng AI khác của Trung Quốc cũng đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng chóng mặt.

Theo số liệu được công bố bởi công ty nghiên cứu thị trường Unique Capital, CapCut và Doubao thuộc sở hữu của gã khổng lồ truyền thông xã hội ByteDance đã trở thành các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có số lượt tải dẫn đầu toàn cầu vào tháng 7. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy nỗ lực thúc đẩy AI tạo sinh (GenAI) của chủ sở hữu TikTok đang mang lại hiệu quả. Đồng thời cũng cho thấy một phần bức tranh của thị trường AI đang lên ở đất nước này.

Ứng dụng chỉnh sửa ảnh tích hợp AI tạo sinh CapCut của ByteDance dẫn đầu về số lượt tải trên các nền tảng vào tháng 7 vừa qua, vượt xa đối thủ ChatGPT của OpenAI.

Cụ thể, ứng dụng chỉnh sửa video CapCut đã ghi nhận 38,42 triệu lượt tải xuống vào tháng 7, trong khi chatbot Doubao đạt 27,45 triệu lượt tải xuống, vượt trội hơn ChatGPT của OpenAI - ứng dụng này chỉ đạt 19,81 triệu lượt tải xuống trong cùng kỳ.

Được gọi là JianYing ở Trung Quốc, CapCut là một phần mềm chỉnh sửa với các tính năng GenAI được người dùng TikTok, Douyin và Instagram áp dụng rộng rãi - đã có 323 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) vào tháng 7. Trong khi đó, Doubao, ra mắt vào tháng 8 năm ngoái đã nhanh chóng đạt 30,42 triệu MAU vào tháng 7, so với 172 triệu lượt MAU của ChatGPT trong cùng kỳ.

Sự trỗi dậy của CapCut và Doubao trong số các ứng dụng GenAI được sử dụng rộng rãi nhất thế giới phản ánh sự kiên trì của ByteDance trong việc huy động nguồn lực để nhanh chóng bắt kịp những tiến bộ trong lĩnh vực này. 

ByteDance đã giới thiệu chatbot Doubao của mình vào tháng 8 năm ngoái.

GenAI là thuật toán được sử dụng để tạo nội dung mới, bao gồm âm thanh, mã, hình ảnh, văn bản, mô phỏng và video dựa trên các mô hình mã nguồn mở LLM.

Sự tăng tốc của các ứng dụng diễn ra chỉ vài tháng sau khi Giám đốc điều hành ByteDance Liang Rubo lên tiếng chỉ trích nhân viên vì phản ứng quá chậm trước sự xuất hiện của ChatGPT, thứ đã gây ra cơn sốt AI sau khi phát hành vào ngày 30/11/2022.

Trong quý đầu tiên, người lãnh đạo tối cao của ByteDance đã đặt ra 3 mục tiêu GenAI cho công ty bao gồm tăng cường tuyển dụng nhân tài AI, nâng cao cơ cấu tổ chức và cải thiện nghiên cứu cơ bản.

Đầu tháng này, ByteDance đã thâm nhập vào thị trường nội địa với các dịch vụ chuyển văn bản thành video theo phong cách Sora với ứng dụng Jimeng, có thể tải xuống trên App Store của Apple tại Trung Quốc. Ứng dụng này ra mắt sau khi phát hành vào ngày 31/7 trên nhiều cửa hàng ứng dụng Android địa phương và ra mắt phiên bản dành cho máy tính để bàn vào tháng 5.

Sự tăng tốc của các ứng dụng diễn ra chỉ vài tháng sau khi Giám đốc điều hành ByteDance Liang Rubo lên tiếng chỉ trích nhân viên vì phản ứng quá chậm trước sự xuất hiện của ChatGPT, thứ đã gây ra cơn sốt AI sau khi phát hành vào ngày 30/11/2022.

Trong quý đầu tiên, lãnh đạo của ByteDance đã đặt ra 3 mục tiêu GenAI cho công ty bao gồm tăng cường tuyển dụng nhân tài AI, nâng cao cơ cấu tổ chức và cải thiện nghiên cứu cơ bản.

ByteDance đã giành được nhiều thành tựu trong cuộc chạy đua AI tạo sinh so với các đối thủ đồng hương và nước ngoài.

Vào tháng 5 trước đó, ByteDance đã tung ra một loạt các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) – công nghệ đằng sau ChatGPT và các dịch vụ GenAI khác – có giá thành thấp hơn so với các đối thủ trong ngành, một động thái đã gây ra cuộc chiến giá cả trong các mô hình AI tại Trung Quốc. Doubao LLM, có cùng tên với chatbot Doubao đã được phát triển với ít nhất 8 phiên bản.

Báo cáo cũng cho biết thêm, chatbot Kimi của Moonshot AI do Alibaba Group Holding hậu thuẫn đã đạt 24,05 triệu lượt truy cập web hàng tháng vào tháng 7, tăng 18% so với tháng trước, dẫn đầu thị trường trong nước. Ernie Bot của Baidu và Tongyi Qianwen của Alibaba được xếp hạng sau chatbot Kimi.

Trung Quốc đã nổi lên là quốc gia dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh về bằng sáng chế AI tạo sinh, với hơn 38.000 bằng sáng chế được nộp trong giai đoạn 2014 – 2023.  Điều này giúp họ nhanh chóng vượt xa Mỹ- quốc gia đã nộp 6.276 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Vào tháng 1 năm nay, hơn 40 LLM được chính phủ Trung Quốc phê duyệt, nâng tổng số LLM có sẵn trên thị trường này lên tới con số hơn 200 LLM, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn các ứng dụng AI tạo sinh trong nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế của đất nước này.