Xây nhà hướng Tây, làm thế nào để chống nóng hiệu quả?

Do đón nắng trực tiếp nên những ngôi nhà hướng chính Tây hoặc lệch Tây thường hấp thụ nhiệt nhiều hơn các hướng khác. Vậy làm thế nào để khắc phục, chống nóng tốt cho nhà hướng Tây?

KTS Nguyễn Hiếu (Văn phòng KTS NguyenHieu) cho rằng, muốn chống nắng tốt cho nhà hướng Tây, gia chủ có thể áp dụng các cách như: xây nhà 2 lớp, bố trí sân vườn, giếng trời, lắp rèm chắn nhiệt… Hãy cũng Đô Thị Mới tìm hiểu kỹ hơn về các giải pháp này.

Chú trọng xử lý kiến trúc mặt tiền

Khác với những ngôi nhà thông thường, nhà hướng Tây cần có thêm một lớp “áo” chống nóng cho phần mặt tiền. Theo KTS, lớp “áo” này ngoài thiết kế phù hợp với hiện trạng lô đất, đáp ứng công năng thì cần mang phong cách kiến trúc mà gia chủ yêu thích, lựa chọn.

Để xử lý kiến trúc mặt tiền, người ta thường dùng các vật liệu như lam thép, gạch bông gió, gỗ ngoài trời… để chắn ánh nắng trực tiếp cũng như đảm bảo thông gió.

Phương pháp chắn nắng về cơ bản là giống nhau, do đó cách sắp xếp và tạo hình lớp chắn nắng là yếu tố quan trọng còn lại quyết định nên tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Xây tường nhà 2 lớp

Nhà hướng Tây muốn tránh nóng tốt nên xây tường 2 lớp và cách nhau bởi 1 lớp rỗng khoảng 10cm. Điều này sẽ tránh được việc truyền nhiệt trực tiếp vào nhà và thông gió tốt hơn. Ở khoảng giữa 2 lớp tường, gia chủ có thể chèn thêm xốp để làm chậm tốc độ tăng nhiệt.

Tường gồm 2 lớp, cách nhau bởi 1 lớp rỗng khoảng 10cm giúp tránh truyền nhiệt trực tiếp vào nhà và thông gió tốt. Bạn có thể chèn thêm xốp ở khoảng giữa 2 lớp tường để làm chậm tốc độ tăng nhiệt.

Bố trí sân vườn, giếng trời

Thay vì lấy sáng và đón gió nóng ở hướng Tây, gia chủ nên bố trí sân vườn và giếng trời. Sân vườn, giếng trời sẽ giúp không gian trong nhà luôn nhận được ánh sáng tự nhiên và thông gió dù chúng ta đã chặn hoàn toàn ánh sáng tiêu cực của hướng Tây.

Nên bố trí công năng phụ như: cầu thang, sân phơi, nhà vệ sinh… ở hướng nhận nắng trực tiếp. Còn các công năng chính là: phòng khách, phòng ngủ nên đặt ở hướng mát như hướng Đông Bắc, Đông Nam và nhìn vào sân trong, giếng trời để tránh nắng.

Cần tránh tối đa việc lấy sáng và đón gió ở hướng Tây, thay vào đó nên bố trí sân vườn, giếng trời. Cách này giúp không gian trong nhà vẫn nhận được ánh sáng tự nhiên, thông gió được đảm bảo cho dù đã chặn hoàn toàn ánh sáng tiêu cực ở hướng Tây.

Thiết kế logia

Việc sử dụng logia sẽ mang lại hiệu quả chống nắng cao hơn cho những ngôi nhà hướng Tây thay vì thiết kế ban công. Để chống nắng tốt, logia cần xây đuổi vào trong tạo khoảng đệm để nắng không chiếu trực tiếp được vào phòng, phần sàn nhô ra ở phía trên được tận dụng để làm mái che.

Gia chủ cũng có thể tận dụng không gian này để nghỉ ngơi, làm việc mà không sợ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nóng nực.

Lưu ý nên trồng nhiều cây xanh tại logia nhất là các loại cây dây leo, cây rũ bởi chúng làm thoáng không khí và chịu nhiệt tốt. KST khuyên nên trồng thường xuyên, cúc tần Ấn Độ bởi chúng có độ che phủ tốt và tạo được mảng xanh độc đáo cho ngôi nhà.

Sử dụng sơn cách nhiệt

Do cấu tạo từ chất tạo màng nên sơn cách nhiệt có thể phản xạ lại ánh nắng mặt trời, ít hấp thụ nhiệt vào nhà. Ở những nơi đón nhận ánh nắng trực tiếp như mái nhà, sân tượng, tường ngoài… gia chủ nên quét sơn cách nhiệt để giúp giảm nhiệt độ hấp thụ vào tường gây nóng bức, khó chịu.

KTS cho rằng, ngoài việc chọn loại sơn, gia chủ cũng cần chú ý lựa chọn tone màu sao cho phù hợp với kiến trúc ngôi nhà. Nên chọn màu sơn sáng, nhạt vì những chúng hấp thụ nhiệt ít hơn các màu tối, giảm nhiệt độ bề mặt tường.

Dùng rèm chắn nhiệt

Để tránh nóng cho nhà hướng Tây, gia chủ có thể sử dụng rèm lá sách để dễ dàng điều chỉnh nguồn sáng và thoát nhiệt cho căn nhà. Loại rèm này đa dạng chất liệu như: gỗ, nhôm phản nhiệt, vải sợi Polyester...

Ngoài ra, gia chủ cũng có thể lựa chọn rèm tre. Ưu điểm của rèm tre là cách nhiệt tốt, giữ nhiệt lâu, rất thích hợp để cản nắng chiếu trực tiếp và không làm cho phòng của bạn bị hầm nóng. Bên cạnh đó rèm tre còn rất dễ vệ sinh, lau chùi.