Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài mới đây công bố, tính đến ngày 20/12/2023, thu hút FDI của cả nước tăng khá ngoạn mục (gần 36,61 tỉ USD vốn đăng ký) và tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2022. Cùng đó, vốn để thực hiện của các dự án đầu tư từ nước ngoài ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỉ USD (tăng 3,5% so với năm 2022). Đây được xem mức giải ngân kỷ lục kể từ trước tới nay. Đặc biệt, với tổng vốn đăng ký hơn 36,6 tỉ USD nói trên, vốn đăng ký mới ước đạt 20.3 tỉ USD (tăng hơn 62% so với cùng kỳ). Số dự án đăng ký mới tăng thêm 56,6%. Theo tính toán, dự án mới và vốn đăng ký mới đều tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn.
Nhận xét về tình hình khả quan khi thu hút vốn FDI, Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, việc vốn giải ngân tăng so với cùng kỳ năm ngoái đã cho thấy sự đồng hành rất cao từ Chính phủ, Nhà nước, biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc tích cực, chủ động tiếp cận cũng như kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những điểm nghẽn, các rào cản pháp lý cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp đã đi đến hiệu quả. Hiện, vốn đăng ký mới tăng mạnh đã cho thấy Việt Nam đang là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư đánh giá cao môi trường tại Việt Nam nên đã tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng các dự án hiện có.
PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Viện Thương mại và kinh tế quốc tế) nhận xét, đây là kết quả không quá bất ngờ về việc thu hút FDI trong năm nay. Bởi lẽ những gì đang diễn ra đang đi đúng với "tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị" dù xu thế dòng vốn đầu tư toàn cầu vẫn trong xu thế chậm lại thế nhưng Việt Nam hiện đang tiếp tục có lợi thế và tiềm năng rất lớn để thu hút vốn từ nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ 4.0.
Điều này cũng cho thấy tính hấp dẫn và độ an toàn cao của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam đang rõ ràng ưu tiên ngành công nghệ. Đây được xem là nền tảng quan trọng để các nhà đầu tư dự đoán được chiến lược ưu tiên nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ mũi nhọn đi đúng hướng thế nào.
Ông Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh, gần 37 tỷ USD vốn từ FDI là một con số biết nói cho thời điểm hiện tại. Điều này cho thấy, lòng tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam đang tăng trở lại. Thời điểm 2 quý đầu năm với tín hiệu chùng xuống là một trong những “ bước khởi đầu” đáng lo thế. Thế nhưng vượt qua được giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phát triển công nghệ bán dẫn sẽ có khả năng bùng nổ.
Nếu việc đầu tư khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi là một sự lựa chọn tối ưu. Song song đó, việc ký kết nhiều hiệp định thương mại đang tạo đà cho Việt Nam khi kết nối với thêm với các nhà đầu tư nước ngoài để xuất khẩu. Việc Việt Nam tuân thủ cam kết thuế tối thiểu toàn cầu cũng như giảm chỉ số rác thải còn cho thấy Việt Nam có đủ năng lực để tuân thủ các cam kết quốc tế với một quyết tâm cao.
Đồng quan điểm trên, PGS Đặng Lương Mô chia sẻ, so với những giai đoạn trước thì bức tranh đang diễn ra với ngành công nghiệp bán dẫn đang là những tín hiệu khả quan, hiệu quả và nhanh nhẹn. Vấn đề, việc cấp tập đầu tư đào tạo nhân sự là điều bắt buộc phải làm cho ngành này. Các chiến lược đào tạo đã có sẵn, việc làm sao để có thể đạt được con số các kỹ sư đáp ứng cho ngành đã rõ ràng. Việc còn lại chính là bắt tay vào thực hiện.
“Công nghiệp bán dẫn là ngành còn dài phía trước và phát triển rộng khắp. Việt Nam muốn thu hút các dự án tỷ đô khác thì ngoài lợi thế đất hiếm thì việc đào tạo nhân sự có tay nghề, thủ tục nhanh gọn, quỹ đất sạch… là những mấu chốt của vấn đề”, PGS Đặng Lương Mô khẳng định.
Năm 2023, TP HCM là cái tên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 5,85 tỷ USD (tăng từ mức 3,08 tỉ USD trong 11 tháng 2023). Đây là con số chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký (tăng 48,5% so với cùng kỳ năm 2022). Theo Cục Đầu tư nước ngoài, FDI của TP HCM tăng theo phương thức góp vốn mua cổ phần (chiếm gần 73,3% tổng vốn đầu tư trong năm nay). Đứng vị trí thứ hai là Hải Phòng với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,26 tỉ USD (tăng 66,2% so với cùng kỳ). Những cái tên tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình với tổng vốn đầu tư lần lượt: 3,1 tỷ USD, 3 tỷ USD, 2,7 tỷ USD.
Hết 2023, 10 địa phương bao gồm TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai đã chiếm tới 78,6% số dự án mới cũng như 74,4% số vốn của cả nước.