Làm mái nhà thế nào cho đúng phong thủy mà vẫn hiện đại, sang trọng?

Với vai trò chịu lực và che chắn cho toàn bộ công trình, mái nhà được đánh giá là bộ phận vô cùng quan trọng. Ngoài các yếu tố về kỹ thuật, từ lâu người Việt đã lưu truyền nhiều điều kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà. Bởi vậy mà phong thủy mái nhà cũng cần được quan tâm, lưu ý.

Theo phong thủy, mái nhà là điểm cao nhất của ngôi nhà, là nơi đón những tia sáng đầu tiên và có vai trò kết nối giữa trời và đất. Mái nhà cũng chính là nơi các luồng khí và năng lượng tương tác với nhau.

Nếu mái nhà có phong thủy tốt sẽ tạo ra luồng khí tốt, thông thoáng, mang lại năng lượng tích cực cho gia chủ. Trái lại, nếu phong thủy mái nhà xấu sẽ dẫn tới tụ khí hay thất thoát khí tốt, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, may mắn và sự nghiệp của gia chủ.

Phong thủy cũng cho rằng, mái nhà còn đóng vai trò cân bằng ngũ hành và năng lượng, giúp tăng cường sự may mắn, thịnh vượng và hỗ trợ tốt cho gia chủ. Đồng thời, mái nhà cũng góp phần tăng giá trị của cả căn nhà.

nha-mai-bang-1733934977.jpg
Mái nhà đóng vai trò quan trọng cho cả ngôi nhà, giúp cân bằng năng lượng và ngũ hành

Hiểu được tầm quan trọng của mái nhà, gia chủ cũng nên “thuộc lòng” những điều kiêng kỵ khi làm hạng mục này để tránh hao tài, tốn của, hao tổn luồng khí tốt.

Lắp mái nhà cần tránh hướng “Nhất góc ao – nhì đao đình”

“Nhất góc ao – nhì đao đình” trong phong thủy ngụ ý nói về việc bố cục mái nhà. Nhất góc ao là tránh các góc ao hướng vào nhà, điều này có thể gây ra cảm giác bất an, ảnh hưởng không tốt đến phong thủy của ngôi nhà. Nhì đao đình nghĩa là tránh các góc mái đình, đền miếu, hoặc các công trình khác hướng vào chính diện của mái nhà. Bởi những góc cạnh này có thể gây xung đột về năng lượng và gây ra cảm giác không an toàn.

mai-nha-1733935053.jpg
Không nên để mái nhà hướng vào góc mái cua nhà đối diện

Ngoài ra, trong phong thủy thì điểm góc mái cũng là điểm xung yếu nhất của mái nhà. Nếu mái nhà hướng vào góc mái của nhà đối diện, khi mở cửa ra sẽ tạo nên cảm giác bất an và mang tới những điều không may mắn cho ngôi nhà của mình. 

Gác đòn dông mái nhà

Đòn dông chính là thanh gỗ bắc ngang trên cùng của ngôi nhà. Theo quan niệm của phong thủy, đòn dông tuyệt đối không được chĩa sang nhà bên cạnh. Vì nếu đòn dông chĩa vào nhà sẽ mang lại điềm xui xẻo cho các thành viên trong gia đình đó. Đối với nhà ở hay nhà biệt thự, khi lợp ngói nhà nên dùng tấm thép tạo thành nẹp và bịt kín cây xà gỗ để tránh ảnh hưởng đến những ngôi nhà xung quanh. Chú ý khi dựng đòn dông cần phải làm lễ xin phép thần thánh, tổ tiên.

Số lượng xà gồ

Ngoài đòn dông thì khi lợp mái nhà cũng cần quan tâm đến xà gỗ hay còn gọi là đòn tay. Theo phong thủy, nếu đòn dông và đòn tay xung khắc sẽ khiến gia chủ hao tiền tốn của, dễ gặp bệnh tật, tai ương.

nha-mai-doc-1733935120.jpeg

Các chuyên gia phong thủy đưa ra 2 cách tính số lượng xà gỗ như sau:

Thứ nhất là tính toán theo quy tắc Sinh – Trụ – Hoại – Diệt có thể hiểu là Xuân – Hạ – Thu – Đông. Xét về phong thủy, trong 4 mùa thì mùa Hạ và mùa Xuân sẽ mang đến sức khỏe, tài lộc cho gia chủ, còn mùa Thu và mùa Đông mang tới những điều không tốt lành. Vì vậy khi tính số lượng đòn tay, người ta thường đưa về chu kỳ của Hạ hoặc Xuân. Cụ thể người ta quy ước thanh xà gỗ thứ nhất là Sinh, thứ hai la Trụ, ba là Hoại, bốn là Diệt. Số lượng xà gỗ phải rơi vào Sinh hoặc Trụ để phù hợp với phong hủy.

Thứ hai là tính theo Trực tuổi, gia chủ phải xem bảng Trực tuổi để xác định Trạch chủ theo Can chi. Cụ thể lấy đòn dông và đòn tay để xác định, đòn dông là Trạch chủ còn đòn tay là Trạch phu tử, rồi tra để xem Trực sinh, Trực khắc. Trong trường hợp sinh thì sẽ là tốt, còn khắc là xấu.

nha-mai-tam-giac-1-1733935265.jpeg

3 yếu tố phong thùy khi thiết kế mái nhà

Bài thủy: Trước đây, ông cha ta thường dùng rơm rạ làm mái nhà để chống chọi với mưa gió. Rơm rạ là chất liệu ngậm nước và có khả năng thoát nước mạnh. Tuy nhiên ngày nay, chúng ta cò nhiều vật liệu tốt hơn để làm mái như tôn, ngói, tấm lợp… Mái nhà của bạn dù có sử dụng chất liệu gì, đắt tiền hay bình dân thì cũng phải bảo đảm yếu tố bài thủy tức là đảm bảo tốc độ thoát nước càng nhanh càng tốt.

Cách nhiệt: Mái nhà ngoài đảm bảo an toàn vào mùa mưa bão thì cũng phải mang đến không khí mát mẻ vào mùa hè. Vì vây nên lựa chọn vật liệu cho mái nhà theo mục đích sử dụng, nếu để ở thì nên dùng ngói, tôn cách nhiệt, tấm lợp sinh thái.

mai-nha-1-1733935158.jpg

Triệt lôi: Để đản bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình, khi làm mái nhà cần phải làm dây dẫn sét tiếp xúc với cột tiếp địa được chôn sâu dưới đất.

Chọn màu sắc cho vật liệu của mái nhà

Theo quy luật ngũ hành Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ, mỗi hành sẽ có những màu sắc phù hợp. Khi lựa chọn màu sắc mái nhà, gia chủ nên tuân theo quy luật tương sinh, tương khắc. Để mang lại năng lượng tích cực và nhiều điều may mắn, tốt đẹp, gia chủ nên lựa chọn những màu sắc ngói lợp thuộc bản mệnh hoặc tốt cho mệnh của mình.

Giả chủ mệnh Kim sẽ phù hợp với mái lợp màu vàng, nâu, trắng, ghi xám. Không nên dùng màu hồng, đỏ, tím.

mai-nha-mau-xanh-1733935188.jpg

Giả chủ mệnh Thủy cần lợp mái nhà màu đen, trắng, xám, xanh lam, xanh dương. Tuyệt đối không sử dụng màu nâu, vàng đất.

Giả chủ mệnh Mộc tốt nhất nên chọn màu xanh lam, xanh sẫm, xanh đen và tránh dùng màu trắng, xám, sắc ánh kim.

Giả chủ mệnh Hỏa phù hợp với mái lợp màu đỏ, hồng, da cam. Cần tránh sử dụng màu xanh đen, xanh biển, các màu sẫm tối. 

Giả chủ mệnh Thổ nên chọn mái nhà màu nâu, đỏ, vàng đất, vàng xám và không chọn màu xanh lá.