Các phán quyết chống độc quyền của EU với các big tech đã được ban hành

Google bị phạt 2,7 tỷ USD, Apple thua trong vụ kiện liên quan tới hành vi trốn thuế và bị phạt 14,4 tỷ USD,… là các phán quyết mới nhất từ EU vừa được ban hành trong nỗ lực kiềm chế các “big tech” về việc độc quyền công nghệ.

Google thua trong vụ kiện chống độc quyền trị giá 2,7 tỷ USD của EU

Google đã thua trong cuộc chiến chống lại khoản tiền phạt 2,42 tỷ euro (2,7 tỷ USD) do cơ quan quản lý chống độc quyền của EU đưa ra cách đây bảy năm. Đây là một trong ba khoản tiền phạt lớn được áp dụng cho công ty này vì nhiều hành vi chống cạnh tranh công bằng của cơ quan chức năng khu vực này.

Vào năm 2017, Ủy ban EU đã phạt công ty vì sử dụng dịch vụ so sánh giá mua sắm của riêng mình để giành được lợi thế không công bằng so với các đối thủ nhỏ hơn ở châu Âu.

Một tòa án cấp dưới đã chấp thuận quyết định của cơ quan thực thi cạnh tranh EU vào năm 2021, khiến Google phải kháng cáo lên Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu có trụ sở tại Luxembourg.

google-1725959394.jpg
 

Các thẩm phán của Tòa án Công lý châu Âu lưu ý rằng luật pháp EU không chấp nhận sự tồn tại của vị trí thống lĩnh.

"Đặc biệt, hành vi của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, về bản chất đã gây ra sự cản trở về mặt cạnh tranh công bằng, do đó có khả năng gây hại cho từng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là hành vi là bị nghiêm cấm", cơ quan chức năng của EU cho biết.

Google đã phải chịu 8,25 tỷ euro tiền phạt chống độc quyền của EU trong thập kỷ qua. Công ty đã phản đối hai phán quyết liên quan đến hệ điều hành di động Android và dịch vụ quảng cáo AdSense, và hiện đang chờ phán quyết.

Công ty này cũng đang đấu tranh với các cáo buộc chống độc quyền của EU được ban hành vào năm ngoái có thể buộc họ phải bán một phần mảng kinh doanh công nghệ quảng cáo béo bở của mình sau khi các cơ quan quản lý cáo buộc công ty thiên vị các dịch vụ quảng cáo của chính mình.

Apple bị xử thua trong vụ kiện chống lại khoản phạt thuế 14,4 tỷ USD

Apple đã thua trong cuộc chiến chống lại lệnh của các cơ quan quản lý cạnh tranh EU yêu cầu trả 13 tỷ euro (14,4 tỷ USD) tiền thuế truy thu cho Ireland. Trước đó, các cáo buộc của cơ quan quản lý cho rằng Apple đã bắt tay với EU để đạt được những quyền lợi về thuế, trái với quy định chung của khối.

Ủy ban Châu Âu đã ban hành lệnh phạt vào năm 2016, cho biết nhà sản xuất iPhone đã được hưởng lợi từ hai phán quyết thuế của Ireland trong hơn hai thập kỷ, giúp giảm gánh nặng thuế xuống mức thấp nhất là 0,005% vào năm 2014.

Apple cho biết lệnh thuế kỷ lục của EU đã thách thức thực tế. Ireland, nơi có mức thuế suất thấp giúp thu hút Big Tech đến thành lập trụ sở chính tại châu Âu, cũng đã phản đối phán quyết của EU.

Tòa án Công lý Liên minh châu Âu có trụ sở tại Luxembourg đứng về phía người đứng đầu cơ quan chống độc quyền EU, bà Margrethe Vestager.

apple-1725959250.jpg
Apple bị xử thua trong vụ kiện chống lại khoản phạt thuế 14,4 tỷ USD và quyết định này không được phép kháng cáo.

Các thẩm phán cho biết: “Tòa án Công lý đưa ra phán quyết cuối cùng về vấn đề này và xác nhận quyết định năm 2016 của Ủy ban Châu Âu: Ireland đã cấp cho Apple khoản viện trợ bất hợp pháp mà Ireland phải thu hồi".

Apple bày tỏ sự thất vọng với phán quyết này.

Công ty cho biết: "Ủy ban Châu Âu đang cố gắng thay đổi các quy tắc một cách hồi tố và bỏ qua thực tế là, theo yêu cầu của luật thuế quốc tế, thu nhập của chúng tôi đã phải chịu thuế tại Mỹ".

Phán quyết này là phán quyết cuối cùng và không thể kháng cáo.