Robot, AI ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực xây dựng

Tình trạng thiếu lao động đang đặt ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế Nhật Bản đặc biệt là các lĩnh vực như xây dựng, bán lẻ và nông nghiệp. Đó là lý do vì sao, robot và AI ngày càng được sử dụng phổ biến tại quốc gia này.

Theo Báo cáo phân tích "Thị trường Robot xây dựng 2030" của Marketreportsworld thì thị trường Robot xây dựng toàn cầu được dự đoán sẽ tăng với tốc độ đáng kể trong giai đoạn dự báo, từ năm 2024 đến năm 2030. Vào năm 2022, thị trường đang tăng trưởng với tốc độ ổn định và với việc các công ty chủ chốt áp dụng chiến lược ngày càng tăng, thị trường dự kiến ​​sẽ có những thăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới.
Điều này cho thấy nhu cầu và triển vọng lớn của lĩnh vực này đối tại nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó, có những thị trường trọng điểm, khi mà dân số ngày càng bị già hóa và thiếu lực lượng lao động trầm trọng như Nhật Bản.

Thị trường robot xây dựng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu

Theo nhóm nghiên cứu của Viện Recruit Works Institute (RWI), Nhật Bản sẽ thiếu hụt 11 triệu lao động vào năm 2040. Số người trên 65 tuổi hiện chiếm gần 30% dân số. Thời gian qua, nhiều dấu hiệu cho thấy nước này gặp khủng hoảng lao động. Dẫn chứng về điều này, nhóm nghiên cứu cho biết, hệ thống Đường sắt Trung tâm Nhật Bản hiện nay không còn những chiếc xe đẩy đồ ăn trên tàu cao tốc Tokyo - Osaka kể từ tháng 10, hay các máy bán hàng tự động trên khắp cả nước không được lấp đầy hàng hóa trong nhiều ngày.

Một trong những cách quốc gia này triển khai để giải quyết thách thức là đưa công nghệ vào đời sống. Trong đó, AI, robot và người ảo là lực lượng lao động tiềm năng trong bốn lĩnh vực chính: xây dựng, vận tải, nông nghiệp và bán lẻ.

Trong đó, ngành xây dựng ở Nhật Bản hiện gặp khó khăn trong việc thu hút nhân công trẻ và lao động nữ do thời gian làm việc dài, lao động chân tay nặng nhọc và lương thấp. Gần đây, chính sách về tăng lương và an sinh xã hội được đưa ra, nhưng vẫn không thể tuyển dụng đủ người. Theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, số người làm việc trong lĩnh vực hiện còn 4,8 triệu công nhân, giảm 30% so với mức đỉnh năm 1997. Chỉ có 12% công nhân xây dựng ở độ tuổi dưới 29, trong khi 36% trên 55 tuổi.

Tuy nhiên, một số công ty lại nhìn ra cơ hội kinh doanh. Daniel Blank, CEO của công ty khởi nghiệp Toggle, đã bay từ New York đến Tokyo năm ngoái để giới thiệu giải pháp sử dụng robot công nghiệp nhằm tự động hóa một trong những quy trình vốn cần nhiều lao động nhất trong xây dựng: lắp ráp các thanh cốt thép. Công ty sau đó nhận được hợp đồng 1,5 triệu USD từ Tokyu Construction và Takemura, hai tập đoàn xây dựng lớn của Nhật Bản.

Robot công nghiệp của Toggle tự động hóa các quy trình sử dụng nhiều lao động nhất cho các công ty xây dựng.

"Nhật Bản đang tìm kiếm công nghệ mới trên toàn cầu", Blank nói. "Thực sự, tất cả là do vấn đề thiếu hụt nhân sự. Nhân công đắt đỏ và khó tìm hơn. Cần những cách mới để thực hiện các dự án xây dựng".

Quy mô thị trường Robot xây dựng toàn cầu được định giá là 227,2 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 16,31% của 16,31% trong giai đoạn dự báo, đạt 562,51 triệu USD vào năm 2027.
Robot xây dựng chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ cơ bản của các dự án xây dựng và kỹ thuật dân dụng. Những nhiệm vụ này bao gồm đổ bê tông, xây dựng, nối, gắn, sơn, phủ, nối, định vị, cắt tỉa, phá dỡ, khoan, đào hầm, di chuyển đất, giàn giáo, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận.