Cận cảnh ô nhiễm của sông Tô Lịch trước khi được “hồi sinh”

Mang đúng nghĩa của một con sông “chết”, dòng chảy của sông Tô Lịch (Hà Nội) không được lưu thông nên nước thải tù đọng đóng váng đen kịt, nổi bọt và rác thải khắp nơi.

c513bfe027578809d14638-1712839214.png
 
1c1adf0246b5e9ebb0a442-1712839213.png
Theo Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND TP thông qua, TP Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng đập Xuân Quan trên sông Hồng, đập Long Tửu trên sông Đuống để dâng nước, cải thiện khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi, làm "sống" lại các dòng sông.
c06e72eeea5945071c4823-1712839217.png
Với phương án này, nước sông Tô Lịch sẽ có dòng chảy, thoát cảnh dòng sông chết, tích tụ nước thải gây ô nhiễm môi trường suốt nhiều năm qua.
ab2e00cf987837266e6941-1712839218.png
Trên thực tế, đây không phải lần đầu Hà Nội đưa ra giải pháp “hồi sinh” sông Tô Lịch.
6f92995e-5cba-47ac-a5da-fa8f317b5b55-1-1712839970.jpg
Bởi từ năm 1990 đến nay, sông Tô Lịch đã trải qua nhiều phương pháp thử nghiệm của các tổ chức quốc tế và trong nước. Ví dụ như giữa năm 2019, có dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản. Nhưng sau vài tháng thử nghiệm, dự án kết thúc mà không thu được kết quả.
2-15608466230601391692065-1712839970.jpg
Cũng năm 2019, Hà Nội thử nghiệm việc làm sạch sông Tô Lịch bằng chế phẩm Redoxy-3C tại đoạn sông qua khu vực phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, thử nghiệm này cũng nhanh chóng “chết yểu”.
9bfe2022b89517cb4e8431-1712839212.png
Bên cạnh đó, TP cũng triển khai nhiều dự án với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng nhằm thu gom và xử lý nước thải. Đến nay, trên địa bàn Thủ đô đã có sáu trạm, nhà máy xử lý nước thải được đưa vào hoạt động. Mặc dù vậy, tình trạng ô nhiễm của các dòng sông lớn như Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét vẫn ngày càng nghiêm trọng.
9bb858b0c0076f5936161-1712839216.png
b356c90c51bbfee5a7aa9-1712839215.png
Trao đổi với PV, đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, căn cứ báo cáo có thể thấy mỗi ngày Thủ đô có khoảng 350.000 - 400.000m3 nước thải sinh hoạt và hơn 1.000m3 rác thải, trong đó chỉ có 10% được xử lý, số còn lại đều đổ thẳng vào các ao hồ, sông ngòi, nhất là sông Tô Lịch.
52b5efaf7618d946800943-1712839216.png
 
88698a39128ebdd0e49f10-1712839216.png
Khảo sát sông Tô Lịch đoạn chảy dọc đường Láng (quận Đống Đa) đến đường Quan Hoa (Cầu Giấy), có thể thấy ngày nắng cũng như mưa, dòng sông luôn bốc mùi khó chịu.
2a600f969721387f613039-1712839216.png
Một số đoạn sông Tô Lịch trở thành nơi xả rác thải của người dân.
19be64affd1852460b0944-1712839220.png
 
6fb4d82e4099efc7b68819-1712839214.png
Mang đúng nghĩa của một dòng sông “chết”, dòng chảy của sông Tô Lịch không được lưu thông nên nước sông đóng váng, nổi bọt khắp nơi.
9bfe2022b89517cb4e8431-1712839212.png
8cbf896c11dbbe85e7ca32-1712839211.png
 
89eff2206a97c5c99c8634-1712839211.png
Máy móc, vật liệu xây dựng để ngổn ngang ở một số đoạn sông Tô Lịch.
1d9be9a8711fde41870e5-1712839211.png
 
4d0d15768dc1229f7bd014-1712839209.png
Từ nhiều năm qua, nước sông Tô Lịch đen kịt trong khi lòng sông đặc quánh bùn và rác thải.

Liên quan đến việc “hồi sinh” sông Tô Lịch, nhiều chuyên gia cho rằng cần có cách tiếp cận tổng hợp và đồng bộ trên các lĩnh vực. Cụ thể, cần điều chỉnh quy hoạch thoát nước phù hợp quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050. Xây dựng hệ thống hạ tầng quản lý nước thải đô thị, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu thu gom và xử lý nước thải của thành phố nhằm kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước mặt 4 con sông;...

Bên cạnh đó, thành phố cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng các trạm, nhà máy xử lý nước thải quy mô lớn, trạm xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp, làng nghề bảo đảm chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế... trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước.