Độc đáo kiến trúc ngôi nhà trăm tuổi được xây dựng bởi một tri huyện giàu có

Nhà cổ Huỳnh Phủ (Bến Tre) rộng 500 m2 mang đậm dấu ấn kiến trúc đặc trưng của xứ Huế - nơi chôn rau cắt rốn của chủ nhà Huỳnh Ngọc Khiêm (một tri huyện giàu có trong vùng thời bấy giờ), thu hút cả du khách trong và ngoài nước bởi các chi tiết cầu kỳ.
nha co huynh phu
Nhắc đến những di sản văn hóa độc đáo của tỉnh Bến Tre, không thể không kể đến nhà cổ Huỳnh Phủ, tọa lạc tại ấp Khu Phố, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú. Nơi đây được xem như ngôi nhà xưa nhất còn tồn tại trên mảnh đất cù lao xứ dừa cho đến nay, mang đậm dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật chạm trổ tinh xảo của người Việt Nam cuối thế kỷ 19.
nha co o ben tre
Được xây dựng từ năm 1890 bởi ông Huỳnh Ngọc Khiêm - một tri huyện giàu có nức tiếng trong vùng, ngôi nhà cổ này không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn là biểu tượng cho tinh hoa kiến trúc độc đáo của người Việt Nam xưa.

Trải qua hơn 130 năm tồn tại, nhà cổ Huỳnh Phủ vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp cổ kính với kết cấu nhà ba gian hai chái, lợp ngói âm dương. Nổi bật nhất là 48 cây cột gỗ bằng lim và căm xe to lớn cùng 32 cây cột xây bằng gạch tạo nên sự vững chãi và bề thế cho ngôi nhà. 

Hệ thống cửa gỗ chạm trổ tinh xảo với các họa tiết hoa văn rồng, phượng, tứ linh,... thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp của gia chủ. Bên trong nhà, bày trí trang trọng những bộ bàn ghế gỗ, tủ thờ, cùng các vật dụng sinh hoạt mang đậm dấu ấn thời gian.

bo truong ky kham xa cu

Bước vào bên trong, du khách sẽ choáng ngợp bởi không gian rộng rãi, thoáng mát với ba gian chính và hai chái phụ. Gian thứ nhất là nơi thờ tự và sinh hoạt gia đình, có bề ngang rộng 17 mét và dài 25 mét. 
hoa van trong ngoi nha co
Hầu hết các chi tiết trang trí trong nhà đều được chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo trên gỗ quý. Các đôi liễn được bổ từ những thân gỗ to, ôm sát thân cột, là nơi thể hiện những đề tài cao đẹp như "nhị thập tứ hiếu", "ngư tiều canh mục" với những đường nét điêu khắc uyển chuyển và sinh động.
Bộ bàn ghế quý đặt ở khu vực sinh hoạt được trạm trổ chi tiết, cầu kỳ.

Theo lời kể của bà Lê Thị Hai - người trông coi di tích, những hoa văn, họa tiết trên bia đá được chạm khắc tỉ mỉ, sắc nét đến mức nhiều nghệ nhân mỹ thuật cũng phải thán phục. Kỹ thuật chạm trổ điêu luyện thể hiện qua từng đường nét mềm mại, uyển chuyển, khắc họa sinh động các hình ảnh rồng phượng, tứ linh, hoa văn mây cuốn...

Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương, với phần mặt âm (dạ ngói) mang nét đặc trưng riêng biệt so với phần mặt dương quen thuộc. Điểm nhấn ấn tượng trên dạ ngói chính là những hoa văn, mây nước được vẽ tỉ mỉ bằng chất liệu men màu. 

Khu vực hành lang bao quanh khắp ngôi nhà, thể hiện sự giàu có của gia chủ lúc bấy giờ khi có thể xây được căn nhà hai lớp tường.
Độc đáo nhà cổ Huỳnh Phủ1
 Khác với những ngôi nhà truyền thống khác, nhà cổ Huỳnh Phủ sử dụng kết cấu vách đôi gồm hai lớp: lớp ngoài là tường gạch và lớp trong là vách gỗ. 
Độc đáo nhà cổ Huỳnh Phủ3
Hoa văn trang trí được chạm khắc tỉ mỉ, tập trung chủ yếu ở lớp vách gỗ bên trong bao quanh năm gian nhà: 3 gian chính ở giữa và 2 gian phụ hai bên. Các hoa văn được thể hiện trong những ô lớn nhỏ hình vuông hoặc hình chữ nhật có khung viền, gọi là trám hay ô hộc.
Bên cạnh những chi tiết mang tính cung đình, nghệ thuật trang trí ở Huỳnh Phủ cũng không thiếu những nét bình dị, gần gũi với đời sống. Điều này thể hiện qua các hình ảnh chạm khắc trên chân cột, chân bao lam, tái hiện những sản vật địa phương như trái mãng cầu, trái điều, trái lê, hoa sen, con vịt... 
Nhận thức được giá trị lịch sử và văn hóa to lớn của nhà cổ Huỳnh Phủ, vào đầu năm 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã phối hợp với UBND huyện Thạnh Phú khởi công dự án trùng tu, tôn tạo. Sau hai năm thi công, đến năm 2015, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ngôi nhà được con cháu trong gia đình ông Hương Liêm chăm sóc, gìn giữ và mở cửa đón du khách tham quan.

Nguồn ảnh: VietNamNet, Dân Việt, VnExpress