Đất vàng của Vietcombank "hóa rừng" sau 16 năm quây tôn giữa lòng Thủ đô

Sau 16 năm bị quây tôn, bỏ hoang lô đất có diện tích 5.000m2 tại ngã 5 Khu đô thị mới Cầu Giấy của Vietcombank đã trở thành rừng cây um tùm. Nhiều bãi rác tự phát xuất hiện xung quanh dự án, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị
1-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718768194.jpg
Năm 2008, Vietcombank đấu giá thành công lô đất diện tích 5.000m2 tại Khu đô thị mới Cầu Giấy. Thời điểm tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất, lô đất nêu trên có mật độ xây dựng là 54%, tầng cao trung bình cho phép là 15, với chức năng sử dụng cho mục đích "thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc". Sau đó, Vietcombank đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính là 265 tỷ đồng, được bàn giao đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718859245.jpg
3-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718768194.jpg
Lô đất được đánh giá là có vị trí “vàng” khi nằm tại ngã 5 Trần Thái Tông, giao Tôn Thất Thuyết, Phạm Văn Bạch. Đồng thời, nằm cạnh Công viên Cầu Giấy, gần Bệnh viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bến xe Mỹ Đình, các trường đại học lớn (Sư phạm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Thương mại, …).

4-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-namjpg-1718768194.jpg

Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, dự án bị quây tôn và bỏ hoang. 
6-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718768196.jpg
Ghi nhận thực tế, sau 16 năm bị bỏ hoang lô đất đã trở thành rừng cây um tùm. Nhiều bãi rác tự phát xuất hiện xung quanh dự án, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
7-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718768195.jpg
Bên trong lô đất, một số khu vực cũng trở thành nơi tập kết rác thải, bốc mùi xú uế khó chịu.
7-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718856275.jpg
Hình ảnh rác thải tràn ngập khắp nơi bên trong dự án.
8-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718768195.jpg
Xung quanh dự án, các tòa nhà cao tầng được phê duyệt sau đã mọc lên san sát.
9-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718768195.jpg
Hình ảnh rậm rạp bên trong khu đất "vàng" giữa lòng Thủ đô của Vietcombank suốt 16 năm qua.
10-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718768196.jpg
Trao đổi với Đô Thị Mới, ông Vũ Trung Kiên – Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy cho biết, dự án trụ sở Vietcombank đã nhiều lần điều chỉnh Quy hoạch tổng mặt bằng. Theo đó, nếu được chấp thuận, công trình của dự án sẽ có chiều cao thay đổi từ 15 tầng lên 34 tầng, 4 tầng hầm. Tuy nhiên, qua xác minh của PV, việc này vẫn chưa được thông qua.
5-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718768196.jpg
Cũng theoTrưởng phòng Quản lý đô thị quận Cầu Giấy, năm 2012 UBND TP Hà Nội từng khẳng định, lô đất của Vietcombank tại Khu đô thị mới Cầu Giấy để hoang hóa từ năm 2008 là vi phạm khoản 12, Điều 38 của Luật Đất đai. Đồng thời, TP Hà Nội từng yêu cầu UBND quận Cầu Giấy rà soát quy chế đấu giá và biên bản bàn giao đất tại thực địa đối với đơn vị trúng đấu giá để lập hồ sơ thu hồi theo quy định.
12-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718856751.jpg
Trong khi đó, Tổng hội Xây dựng Việt Nam và các đơn vị thành viên cho rằng, có nhiều vấn đề pháp lý nảy sinh xung quanh việc chậm tiến độ xây dựng dự án của Vietcombank. Tuy nhiên, kể từ thời điểm 2012 đến nay, dự án trên “đất vàng” của Vietcombank vẫn bị quây tôn bỏ hoang.
13-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718856750.jpg
 
14-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718856750.jpg
Liên quan đến dự án, Giáo sư Đặng Hùng Võ (Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) bày tỏ với Đô Thị Mới rằng, tình trạng “đất vàng” như dự án của Vietcombank bị bỏ hoang không chỉ là lãng phí tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
15-dat-vang-vietcombank-bo-hoang-16-nam-1718856750.jpg
Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan chức năng cần xem xét các giải pháp như thúc đẩy chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ, cung cấp hỗ trợ pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để giảm bớt rủi ro và áp lực từ các quy định pháp luật. Nếu không thể thực hiện được, việc thu hồi dự án và giao cho các chủ đầu tư có khả năng thực hiện là một lựa chọn cần được xem xét.

Theo kết quả rà soát và xử lý, toàn TP Hà Nội có 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai. Tính tới ngày 31/10/2023, Hà Nội có 330 dự án đã được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai. Đáng chú ý, trong 50 dự án với tổng diện tích 2.879,3 ha mà TP xem xét thu hồi thì có 32 dự án đã quyết định thu hồi đất và bãi bỏ quyết định giao đất. Còn 18 dự án tương đương tổng diện tích 305,8 ha đất được UBND TP giao cho các cơ quan để làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.