Không khí Hà Nội ô nhiễm ở ngưỡng cực đại, chuyên gia lên tiếng cảnh báo

Hà Nội đang trải qua chuỗi ngày đáng báo động về chất lượng không khí, các chỉ số ô nhiễm đều đạt ngưỡng cực đại gây nguy hiểm cho sức khỏe và các chuyên gia cho rằng việc này sẽ là tác nhân gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Hà Nội ô nhiễm không khí cực đại

chat-luong-khong-khi-tai-ha-noi-2-1710305070.jpg
Chia sẻ với Đô Thị Mới, đại diện của ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới IQAir cho biết, thu thập dữ liệu ở Việt Nam từ nhiều trạm đo thuộc chính phủ và phi chính phủ, các chỉ số đều cho thấy, Hà Nội đang trải qua những ngày không khí cực kì ô nhiễm. Riêng ngày 13/3, chỉ số AQI ( chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày, thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí) đạt cực đại ở mức 163 AQI, vượt lên mức 152 AQI (11/3) và 158 AQI(12/3).
chat-luong-khong-khi-tai-ha-noi-1-1710305070.jpg
Đồng thời, nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 15.6 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO, đạt ngưỡng 78.2µg/m³. IQAir khuyến cáo người dân nên tránh tập thể dục ngoài trời quá lâu, đeo khẩu trang khi ra ngoài, đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài và sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-9-1710303676.png
 
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-10-1710303675.png
Theo IQAir, hiện tại Khu vực Quảng An, Quảng Khánh và Tô Ngọc Vân (quận Tây Hồ, Hà Nội) là hai khu vực có mức độ ô nhiễm nặng nhất Hà Nội với chỉ số AQI lần lượt là 190, 183 và 178.
chat-luong-khong-khi-tai-ha-noi-3-1710305071.jpg
Trong khi đó, theo thang đo của Accuweather, các chất ô nhiễm hiện tại trong không khí là vật chất dạng hạt mịn, có đường kính dưới 2,5 micromet có khả năng đi vào trong phổi và máu, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tác động nghiêm trọng nhất là ở phổi và tim. Nếu tiếp xúc có thể dẫn đến tình trạng ho hoặc khó thở, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và hình thành bệnh đường hô hấp mãn tính.
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-2-1710303674.png
Do đó ở thời điểm hiện tại, các nhóm đối tượng nhạy cảm có thể cảm nhận được tác động đến sức khỏe ngay lập tức, gặp phải tình trạng khó thở và ngứa cổ nếu tiếp xúc lâu.
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-24-1710303672.png
 
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-22-1710303672.png
Trong khi đó, Bộ Y tế khuyến cáo, những ngày ô nhiễm không khí nghiêm trọng người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-16-1710303675.png
Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-13-1710303674.png
 
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-20-1710303674.png
Liên quan đến chất lượng không khí tại Hà Nội, UBND TP đang lấy ý kiến về kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí đến năm 2030, định hướng đến 2035. Hành động này là để ứng phó tình trạng "chất lượng không khí đang có chiều hướng suy giảm trên diện rộng".

Cảnh báo về các bệnh liên quan đến đường hô hấp

ts-hoang-duong-tung-1710304001.jpg
Trao đổi nhanh với Đô Thị Mới trong sáng 13/3, TS Hoàng Dương Tùng, Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, khu vực Hà Nội đang bị ô nhiễm bụi mịn PM2.5, nguồn phát sinh chủ yếu đến từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội từ các khu công nghiệp, công trình xây dựng, phương tiện giao thông cá nhân, đốt rác thải tự phát gây phát sinh bụi mịn và chất độc khác.
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-7-1710303675.png
Theo TS Tùng, những hạt bụi mịn thường bay lơ lửng trong không khí. Vào mùa hè hay xảy ra mưa, gió bão, những tác động này sẽ rửa trôi và khuếch tán làm giảm nồng độ ô nhiễm. Ngược lại, trong những tháng mùa đông như những ngày qua, thời tiết ẩm thấp, lặng gió, sương mù nhiều làm cho bụi mịn lơ lửng ở tầng thấp gây ô nhiễm nặng.
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-1-1710303672.png
Thực tế, tình trạng khói bụi bao trùm thành phố, nhất là khoảng thời gian sáng sớm là điều không còn xa lạ với người dân Thủ đô. Từ xa có thể thấy lớp sương mù dày đặc bao trùm khắp con đường, nhiều tòa nhà cao tầng cũng chìm trong sương bụi, không thấy rõ đâu là tầng cao nhất.
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-14-1710303673.png
“Trong điều kiện thời tiết gió lặng, mù, ẩm thấp, ít nắng, độ ẩm không khí cao khiến các chất không khuếch tán được gây ô nhiễm kéo dài. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người dân Thủ đô…”, ông Tùng cho hay.
pgstsbs-vu-van-giap-1710304001.jpg
Trong khi đó, PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo với Đô Thị Mới rằng, ô nhiễm không khí có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt đối với những người dễ bị cảm thụ, trong đó có người già, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch...
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-23-1710303671.png
Trong các thành phần của không khí ô nhiễm, các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí. Thông thường các hạt bụi con người nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet, con người không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, bụi sẽ đi theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm, có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-5-1710303676.png
Trước đó, WHO nhận định ô nhiễm không khí là "kẻ giết người thầm lặng". Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, bệnh nhân bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn. Khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp liên quan ô nhiễm không khí. Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng Hà Nội cần có những biện pháp mạnh hơn để làm giảm mức độ ô nhiễm không khí và cũng là để bảo vệ sức khỏe người dân.
o-nhiem-khong-khi-ha-noi-do-thi-moi-11-1710303674.png
Được biết, Hà Nội đang phấn đấu đến năm 2030 có 75%-80% số ngày trong năm đạt chỉ số chất lượng không khí (VN_AQI) ở mức tốt và trung bình.  Bên cạnh đó, Hà Nội đặt mục tiêu kiểm soát bụi mịn trong không khí trung bình năm ở nội đô dưới 40 μg/Nm3 và dưới 35 μg/Nm3 ở ngoại thành vào năm 2023, cùng với đó là giảm phát thải PM 2.5 từ các nguồn thải chính.